Wednesday, May 11, 2011

Vùng Lên Cứu Nước!




Vùng Lên Cứu Nước!
(04/24/2011) (Xem: 4953)
Tác giả : Anthony Hưng Cao

Bài số 3174-28474 vb8042411

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-271_4-174274_5-50_6-1_17-111_14-2_15-2/


Tác giả có tên Việt là Cao Minh Hưng, hiện hành nghề bác sĩ nhà khoa tại Costa Mesa, Nam Cali. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007, ông đã nhận giải danh dự năm 2008. Hai năm sau, thêm giải Tác Giả Xuất Sắc 2010, với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Tôi ngồi viết những dòng này cho Bạn, khi mà 36 năm đã trôi qua kể từ khi nước Việt đã xảy ra một biến cố làm đổi thay bao nhiêu cuộc đời. Ngày đó, tôi và Bạn còn nhỏ lắm, cỡ chừng năm hay sáu tuổi gì đó thôi. Lứa tuổi chỉ mới bắt đầu cắp sách đến trường, học lớp Một hay lớp Hai gì đó. Nếu không có ngày đổi đời này, chắc có lẽ tôi và Bạn cũng không có dịp gặp nhau. Bố tôi theo đời quân ngũ nay đây mai đó. Tôi sinh ra ở thành phố Sài Gòn một năm sau biến cố Tết Mậu Thân. Bạn thì chào đời ngay trên mảnh đất hiền hoà của miền Đông Nam bộ, cũng là nơi nhiều thế hệ của gia đình tôi đã trải qua bao đời sinh sống. Bố của Bạn cũng đã từng là Sĩ Quan dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà, và ông đã bị bắt đưa vào trại giam đến hơn 10 năm thì phải.


Bạn có nhớ không những ngày còn học trung học trong ngôi trường Trung Học ở ngoài thị xã, nơi đã từng là ngôi trường tư và sau ngày đổi đời, ngôi trường đó bị chiếm đoạt làm "tài sản chung của nhân dân" và đổi tên, cũng như số phận của không biết bao nhiêu con đường, trường học sau ngày "giải phóng" bị thay đổi bằng những cái tên lạ hoắc. Con sông nhỏ bắt nguồn từ con sông Sài Gòn lượn lờ chảy qua phía sau ngôi chợ chính trong thị xã cũng là nơi tôi, Bạn cùng đám bạn thỉnh thoảng đạp xe ra đón những ngọn gió mát rượi từ bên kia sông thổi về. Kỷ niệm của thời học sinh nhiều lắm, phải không Bạn, nhưng tôi chỉ nhắc lại về kỷ niệm của lần đầu trong cuộc đời học sinh, khi Bạn và tôi nếm phải cái mùi đổi đời sau ngày 30 tháng 4 như thế nào. Đó là lần đầu tiên khi biết thế nào là hai chữ "lý lịch" với bảng đối tượng xếp theo tiêu chuẩn con ông cháu cha được ưu tiên vào đại học với số điểm thật thấp. Trong khi Bạn và tôi, một trong những học sinh thuộc loại giỏi của trường, lại bị số phận hẩm hiu không bước chân được vào đại học chỉ vì có hai ông bố "phục vụ trong chế độ cũ" nên bị xếp đối tượng cao đòi hỏi số điểm phải thật cao mới được vào đại học. Đó là một trong những bất công mà Bạn và tôi đã là nạn nhân trong quãng đời học sinh...


Tôi may mắn ra đi khỏi nước. Bạn ở lại với nhiều cảnh khổ cực mà tôi được biết qua những lá thư được gửi xuyên qua đại dương. Tôi sống những ngày đầu tiên ở Mỹ, với những khó khăn ban đầu cũng như bao nhiêu người dân Việt tị nạn trong bước đầu hội nhập vào nước Mỹ. Những ngày đông rét mướt phải lặn lội ôm từng chồng báo đi giao thật sớm, để còn kịp về đi học, nhưng tôi không than van vì tôi biết Bạn và bao nhiêu người bạn của tôi trên quê hương còn chịu nhiều cảnh khó khăn hơi tôi gấp bội. Tôi nghĩ điều quý giá nhất mà tôi đang được hưởng mà Bạn không có được là hai chữ "Tự Do" mà Bạn và tôi đã nghe nói thật nhiều, nhưng chưa bao giờ có thể hình dung nó thật sự ra sao. Tôi có thể đi đến bất cứ nơi đâu mà không phải xin phép ai. Tôi có thể viết và nói lên tất cả những điều gì tôi thích mà không nơm nớp lo sợ sẽ bị tên công an khu vực rình rập bắt giữ. Chỉ bao nhiêu đó thôi, cũng đủ cho tôi được cảm thấy cả một thiên đàng hạnh phúc mà tôi ao ước Bạn cũng có thể sống được những giây phút mà tôi đang có.


Năm tháng trôi qua, dù việc học, công việc, gia đình bề bộn, Bạn và tôi vẫn cố gắng giữ liên lạc thường xuyên để biết tin tức của nhau. Bây giờ thì Bạn và tôi không còn phải gửi những lá thư vượt hàng nghìn dặm đường nữa, mà chỉ cần một cái gõ nhẹ vào máy, là bao nhiêu tin tức trong giây lát có thể chuyển đến cho nhau. Dễ dàng như thế, đáng lẽ ra Bạn và tôi phải càng thêm thân thiết gắn bó với nhau hơn, thế mà hình như Bạn và tôi ngày càng có một hố sâu ngăn cách thật lớn. Theo dõi cuộc sống của Bạn, tôi biết bạn khá thành công nhờ tài tháo vát, vốn kiến thức Anh ngữ sẵn có, khi người nước ngoài đổ xô vào đầu tư ở Việt Nam trong những năm cuối thập niên 90, khi nhà cầm quyền Việt Nam phải chọn lấy con đường "mở cửa hay là chết". Chúng rất khôn ngoan và xảo quyệt, nên đã chọn con đường mở cửa để sinh tồn và ngăn chặn một làn sóng bất mãn của người dân khi họ bắt đầu nhìn rõ bộ mặt thật của cái bánh vẽ "xã hội chủ nghĩa" mà chúng đã đưa ra để dụ họ trong hơn mười năm sau ngày đổi đời. Bạn là một trong số những người rất may mắn biết nắm lấy cơ hội và đổi đời từ một anh sinh viên nghèo suýt chôn đời mình với đồng lương chết đói của người thầy giáo, để trở thành một tay kinh doanh bất cứ ngành nghề nào có thể luồn lách để hái ra tiền. Từ môi giới kinh danh, lo thủ tục giấy tờ cho các công ty nước ngoài với khoản chia lợi nhuận kếch xù và những cổ phần béo bở mà các công ty này đã ban thưởng cho Bạn. Bạn đâu cần biết rằng những đồng tiền mà Bạn có đã thấm bao nhiêu nước mắt và máu của người dân Việt.


Bạn có nhớ lần tôi viết thư cho bạn chia sẻ nỗi lo lắng của tôi khi đọc những bản tin về người dân khiếu kiện phải tự mỗ bụng vì bao nhiêu nỗi uất ức bị cướp đất đai với hình thức mua rẻ và cưỡng bách, để sau đó bọn con buôn chia chác với lũ người cầm quyền bán những mảnh đất này lại cho những nhà đầu tư nước ngoài với giá gấp mấy trăm lần để sinh lời bỏ túi mà không cần phải tốn một giọt mồ hôi nào. Bạn cố bào chữa và cho rằng tại những người dân lành này quá khờ khạo, không biết đất của họ sẽ được "quy hoạch" (làm sao mà họ có thể biết trước hỡi Bạn!). Khi thấy có giá thì bán hết đất đai của mình. Đến khi hết tiền thì lại kéo nhau đi thưa kiện. "Thật là đáng đời!" Tôi nghẹn lời khi nghe Bạn nói ra những điều này. Chẳng lẽ người bạn hiền lành và vốn có lòng thương người của tôi ngày xưa đã hoàn toàn thay đổi như vậy sao? Chẳng lẽ Bạn thật sự không còn mãy may có chút lòng thương sót cho số phận của những người dân quê chất phác, cả một đời gắn liền với mảnh vườn, miếng ruộng, đã bị dụ ngọt cũng có, và bị cưỡng bách cũng có, để phải nhắm mắt xuôi tay bán đi những mảnh đất nơi có mồ mã của ông bà mình cho những tay trung gian trục lợi, mà Bạn là một trong những người trong số đó?

Rồi Bạn báo cho tôi tin vui với niềm hãnh diện là Bạn được bầu làm chủ tịch một tập đoàn doanh nhân trẻ do nhà nước lập ra. Sẵn có tiền bạc trong tay, giờ đây tôi biết Bạn còn muốn có thêm chức vị để củng cố thế lực và địa vị của mình trong xã hội... Bẵng đi một thời gian sau đó, tôi không còn hứng thú để liên lạc với Bạn. Rồi những vụ đàn áp tôn giáo và quyền tự do phát biểu, nhân quyền, v.v. liên tiếp diễn ra. Hình ảnh Cha Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trước toà án, rồi những người chiến sĩ dấn thân đấu tranh cho nhân quyền như Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Luật sư Lê Thị Công Nhân và rất nhiều tấm gương dấn thân khác mà tên tuổi của họ chắc chắn không bao giờ được biết đến vì họ đã bị tra tấn và thủ tiêu trong những nhà tù bí mật mọc ra khắp nơi trong nước. Tôi phẫn uất!

Tôi biết Bạn chỉ là một con rối trong những gánh hát được bọn cầm quyền trong nước dựng ra để làm cảnh với những tập đoàn này, tổ chức kinh doanh tư nhân nọ cho có vẻ ta đây cũng hoà nhập với nền kinh tế tự do toàn cầu, nhưng thật ra chúng chỉ làm tốn phí thêm tiền thuế của người dân nai lưng ra làm để cho những tay lãnh đạo của các tập đoàn kinh doanh giả hiệu này có những buổi họp hội, tiệc tùng liên miên và đi công du khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, tôi vẫn có chút hy vọng mong manh ở người Bạn từng là người bạn học thân năm nào. Tôi dò hỏi xem Bạn suy nghĩ gì về những người đang quên mình đấu tranh cho lý tưởng tự do và nhân quyền và Bạn có thể làm được gì trong khả năng của mình để giúp cho những người đấu tranh với bàn tay không tấc sắt này.


Câu trả lời của Bạn đã làm tiêu tan niềm kỳ vọng mong manh trong tôi khi Bạn cho biết những người này là "những kẻ không thức thời và không được bình thường". Như vậy những người chỉ biết ngoan ngoãn cúi đầu phục tùng chế độ như những con cừu non là những người "thức thời và bình thường" trong cái nhìn của Bạn hay sao? Như vậy là bạn đã cho tôi biết rõ hơn về con người và nhân cách của bạn (xin lỗi vì từ bây giờ đến cuối lá thư, tôi không còn có thể nào viết hoa chữ "Bạn" mà tôi đã cố gắng viết từ đầu bức thư cho đến giờ). Trong bức thư cuối gửi cho tôi, bạn còn tiếp tục khoe về những chuyến công du được nhà nước đài thọ để tháp tùng với những phái đoàn đi đến hết nước này đến nước khác. Tôi thầm nghĩ không biết qua những chuyến công du như vậy, bạn đã móc nối thêm được bao nhiêu "đối tác" để làm ăn như bạn vẫn úp mở khoe ra. Bạn cho biết bạn cũng như nhiều người trong nước hiện nay, "cứ lo làm ăn kiếm tiền, tội gì lên tiếng đòi nhân quyền này, tự do này nọ để bị giết chết sao". À, thì ra bạn cũng còn một chút "liêm sĩ" là dám nói lên sự thật: Đó là bạn sợ chết. Tôi tự hỏi nếu như sống mà nhân phẩm của mình đã chết rồi thì có đáng sống trên cõi đời này không hỡi bạn? Bạn cho tôi và những người Việt Nam sống ở hải ngoại là "viễn vông, xa rời thực tế", như khi bạn cho rằng những cột mốc biên giới ở phía Bắc bị bọn cộng Tàu dời xa hàng bao nhiêu cây số vào lãnh thổ Việt Nam "chỉ là điều bịa đặt'. Tôi gửi cho bạn xem những tấm hình chụp trước và sau với những cột mốc biên giới, cây đa cỗ thụ và cả những tấm hình lũ trẻ Trung cộng hiên ngang cười nói đứng chụp hình ngay trên cột mốc biên giới mà đáng lẽ là mảnh đất của Tiền Nhân bao đời cháu con phải gìn giữ. Tôi đau xót!


Bạn lại cả quyết rằng bạn đã đi "quan sát tình hình thực tế" và thấy Ải Nam quan, nơi Nguyễn Trải từng theo khóc tiễn cha bị đưa đi đày vẫn còn đó, chứ đâu có mất. Mấy chục năm trước, khi tên Thủ tướng cộng sản Phạm Văn Đồng ký giấy nhượng những hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung cộng để mua lấy sự trường tồn của chế độ cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ, chắc hắn cũng nói một câu đại khái như "lãnh hải của nước Việt cũng còn đó chứ đâu có biến đi đâu mà lo...(!)". Bao nhiêu thập niên sau, những di tích cột mốc biên giới cũng còn đó chứ đâu có biến đi đâu phải không bạn? Hay có lẽ bạn chỉ được đọc một "bản báo cáo về tình hình cột mốc biên giới" và để dành thời gian đi "quan sát" vẻ đẹp của các cô sơn nữ rồi!


Rồi nạn khai thác bâu-xít trên vùng Tây nguyên Việt Nam của bọn Tàu cộng để làm giàu cho bọn chúng và đám chức quyền ăn theo mà không hề đếm xỉa gì đến sự tàn phá môi trường lâu dài và sức khoẻ của người dân thấp cổ bé miệng. Bạn còn cố bào chữa là vì những vùng đất đó theo báo cáo (lại cũng theo những bản báo cáo) là "không có khả năng canh tác" và "không sinh lợi" nếu không cho Trung cộng đi vào khai thác. Đến nước này thì tôi đã không còn có thể tiếp tục nói chuyện với bạn, dù là những câu thăm hỏi bình thường nhất. Chúng ta đã ở trên hai chiến tuyến!


Tổ quốc đang lâm nguy với sự dòm ngó thôn tính của bọn giặc phương Bắc. Tự do và nhân quyền ngày càng bị trắng trợn chà đạp. Cả thế giới lên án nhưng bọn cộng sản cầm quyền vẫn cứ dửng dưng bỏ ngoài tai. Người dân trong nước, trừ số ít những người an phận với cuộc sống hiện tại với chút bổng lộc mà họ đang được ban thưởng, là số đông những người đang sống trong cảnh lầm than và bị áp bức từ tinh thần đến vật chất một cách thậm tệ. Luồng gió đấu tranh cho nhân quyền và tự do đang nổi lên từ những nước xa xôi như Tusnia, Ai cập, Lybia, … khi người dân ở những nước đó đã và đang đứng lên lật đổ những chế độ độc tài để dành lại quyền làm người.


Tôi có một ước mơ: Đó là làm sao cho ngọn lửa đấu tranh được thổi bùng lên trên quê hương nước Việt. Cùng với ba người Bạn đang sinh hoạt chung trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ là anh Trần Trọng Nhân, anh Việt Hải và chị Bạch Liên ("Nhân-Hải-Liên-Hưng"), chúng tôi cùng đặt lời thơ và tôi đã phổ nhạc thành bản hùng ca "Vùng Lên Cứu Nước", với ước mơ như tựa đề của bài hát, là kêu gọi người dân hãy vùng lên cứu nước! Bài hát cũng sẽ gióng lên tiếng chuông làm thức tỉnh những ai còn đang ngủ vùi trong những bổng lộc mà quên đi những quyền căn bản của con người đã bị tước đoạt. Trong số người đó có người bạn cũ của tôi. Tôi mong ước những lời ca sẽ làm nung nấu ý chí quật cường của người dân Việt kiêu hùng cùng đứng lên lật đổ bọn bạo quyền độc tài dã man như những lời mở đầu của bài hùng ca này:


Công Tiền Nhân xẻ núi lấp sông
Làm rạng rỡ con Rồng cháu Tiên
Đã đến lúc toàn dân vùng lên
Phá xích xiềng đem lại tự do!


Những người Bạn của tôi trên khắp năm châu có thể nghe toàn bộ bài hát này trên Youtube ở địa chỉ:

http://www.youtube.com/watch?v=MwwlppRfw5k

Tôi không mong gì hơn là các Bạn hãy tiếp tay cùng tôi kêu gọi người dân trong nước từ thành thị đến nông thôn, theo gương của những dân tộc đã đứng lên làm cuộc cách mạng hoa lài, cùng Vùng Lên Cứu Nước.


Ngày thanh bình muôn nơi hân hoan
Người Việt Nam hát khúc khải hoàn
Ngày hùng cường nước Việt vang danh
Cho giống nòi Rồng Tiên muôn năm.


Tháng Tư đang về. Hãy biến tháng Tư năm nay là một tháng Tư lịch sử đánh dấu sự "Vùng Lên Cứu Nước" và cho những tháng Tư sau này sẽ không còn là những tháng Tư đen nữa.

Anthony Hưng Cao

Saturday, October 16, 2010

Những kỷ niệm trong tù với Chưởng môn Việt Võ Đạo (VO VI NAM) Lê Sáng

Vũ Ánh

Tôi biết Võ sư Lê Sáng Chưởng môn phái Việt Võ Đạo tức Vo Vi Nam từ lúc còn mới chập chững bước vào nghiệp báo bổ qua lời giới thiệu của một môn sinh của ông lúc đó mới mang chuẩn Hồng đai Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ. Sau đó có một vài lần đến võ đường của Vovinam gần nơi tôi làm việc để xem Quỳnh Kỳ dạy võ cho các môn đệ của anh và đến tổ đường Vovinam ở 31 đường Sư Vạn Hạnh để xem Quỳnh Kỳ học võ với võ sư Chưởng môn Lê Sáng. Rồi sau đó, miệt mài với nghề nghiệp, với chiến trường nên tôi không còn hình ảnh nào với môn phái này nữa suốt trong thời gian chiến tranh.

Cho mãi đến năm 1976, khi tôi từ biệt giam ở nhà tù Chí Hòa ra ngồi tù ở phòng tập thể số 14 khu ED thì gặp lại võ sư Lê Sáng. Khoảng thời gian này, buồng giam 14 khu ED là một buồng giam có nhiều điểm đặc biệt về tù nhân. Chẳng hạn như trong số hơn 60 tù nhân, có cựu Thủ Tướng VNCH Phan Huy Quát và con trai là Phan Huy Anh, Phó Đại sứ Nam Hàn tại VNCH (rất tiếc tôi đã quên mất tên vị này), linh mục Trần Hữu Thanh (người cầm đầu phong trào tố cáo tham nhũng), Võ sư Suzuki một người Nhật nhưng quốc tịch Việt Nam chuyên dạy môn karate cho cảnh sát quốc gia và quân đội VNCH, Chủ tịch Dân Xã Đảng Phan Bá Cầm, cụ Nguyễn Phan tổng giám đốc công ty bột giặt NET, Lưu Nhật Thăng, một chủ báo Hoa ngữ ở Chợ Lớn từng là thư ký của Kim Dung, nhà văn chuyên viết tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng ở Hong Kong, ông Tám Mộng người được nói là cầm đầu một trong những lực lượng vũ trang của Phật Giáo Hòa Hảo, ông Nguyễn Thế Thông giáo sư Anh văn rất nổi tiếng của Saigon vào thời đó. Năm 1976, ghẻ bắt đầu hoành hành tại khắp các khu ở nhà tù Chí Hòa và riêng buồng 14 khu ED. Ghẻ kềnh ghẻ càng, ghẻ khủng khiếp. Ghẻ làm da hư hại nặng có thể gây tử vong, và một trong những nạn nhân đầu tiên của dịch ghẻ là cựu Thủ tướng Căm Bốt Sơn Ngọc Thành.

Trong buồng giam chỉ có võ sư Lê Sáng là coi như bị nhẹ nhất chỉ ở kẽ ngón chân và ngón tay. Có lẽ thấy ông còn mạnh và quắc thước nên ghẻ có vẻ kiêng nể? Vì phòng chật và nóng như lò than nên ban đêm Lưu Nhật Thăng thường dựa vào tường ngủ đứng, còn võ sư Lê Sáng thì ngồi tập và điều tức rất kín đáo tại chiếu nằm của mình. Ông tránh để vệ binh canh gác phòng giam nhìn thấy ông tập, bởi vì vào thời đó, nếu bọn công an trại giam biết ai có võ chúng sẽ gây phiền hà vô cùng. Ông ít nói chuyện, hay ngồi trầm ngâm với chiếc điều cầy. Nhưng với đám tù chính trị còn thanh niên như chúng tôi thì ông không ngại gì khi giảng giải về phái võ mà ông là Chưởng môn. Võ sư Lê Sáng không bao giờ đề cập đến quyền cước của môn phái mà ông chỉ nhấn mạnh đến tinh thần của nó. Ông nói nhiều đến điều gọi là “cách mạng tâm thân” để giữ vững tinh thần anh em chúng tôi và để hướng về tương lai. Võ sư thường nhấn mạnh: “Ở trong tù, đói khát như thế này thì làm sao gia đình thỏa mãn nhu cầu cho chúng ta được. Phải biết sống về tinh thần. Thực phẩm chỉ là phụ đệm”.

Dĩ nhiên, chúng tôi hiểu rằng nói thì dễ nhưng làm rất khó. Nhưng nhìn dáng dấp ông lúc nào cũng vững chãi, đường bệ, với hàm râu dài, nụ cười rất tươi, đôi mắt sáng quắc, ăn nói không thừa, không thiếu, giọng nói mạnh, sang sảng nhưng ôn tồn, lịch sự ngay cả khi trả lời những câu hỏi rất thiếu giáo dục của bọn cán bộ trại giam, chúng tôi vững tin ở cách rèn luyện tinh thần mà ông thường chỉ dạy cho anh em trẻ chúng tôi. Võ sư Lê Sáng là người rất uyên bác về thơ đường. Có nhiều buổi tối ông ngâm thơ Đường cho chúng tôi nghe, nhưng anh em thích nhất là khi ông ngâm bài “Hồ Trường”. Nhiều anh em đã không tránh được ngậm ngùi mỗi lần nghe ông ngâm bài thơ này. Ông cũng ít kể chuyện, nhưng khi nghe ông kể chuyện kiếm hiệp của Kim Dung hay kể về bộ Tam Quốc Chí, anh em trong buồng giam theo dõi một cách hào hứng, có thể quên đói và quên hẳn cảnh tù đầy.

Sống trong môi trường bị giam hãm như vậy, mỗi hành động của những tù nhân nổi tiếng trong buồng giam 14 khu ED đều bị chú ý. Chẳng hạn như cứ vào mỗi buổi sáng, vị phó đại sứ Nam Hàn sửa lại bộ quần áo tù cho chỉnh tề rồi ông bước lại chiếu nằm của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát bắt tay vị cựu thủ tướng VNCH, cúi gập đầu xuống để chào và sau đó hai người mới thăm hỏi sức khỏe của nhau. Võ sư Lê Sáng nói với chúng tôi: “May ra mà trong cảnh nhiễu nhương hỗn tạp, giậu đổ bìm leo này, trong buồng giam còn có được những hình ảnh đẹp đẽ của nền văn minh”.

Khi chúng tôi bị chuyển lên trại Hàm Tân Z-30C vào những tháng đầu của năm 1977, đám vệ binh giải giao thường dùng dây xích để xiềng cứ 5 người một rồi khóa vào chân ghế ngồi trên những chiếc xe đò. “Xâu” đầu tiên được đưa lên xe gồm những người mà tôi còn nhớ rõ, đó là Võ sư Lê Sáng, ông Phan Bá Cầm, nhà báo Lâm Tường Dũ, Đoàn Bá Phụ (cựu trung úy Nhảy Dù) và tôi. Lên đến trại Hàm Tân, chúng tôi và Võ sư Lê Sáng vẫn được phân phối vào một trại lao động. Sau khi ở Hàm Tân Z-30C được vài tháng thì võ sư Lê Sáng bị dẫn vào nhà kỷ luật và bị cùm lần thứ nhất trong đời tù chỉ vì ông có bộ râu dài. Viên cán bộ an ninh trại lúc đó là thượng úy Tý nói với ông: “Các anh nên nhớ nhé, chỉ có bác mới được để râu”. Ông ta cho gọi thợ hớt tóc (cũng là mấy anh em tù cải tạo) đến. Võ sư Lê Sáng ôn tồn: “Cán bộ muốn cạo thì xin cứ thi hành, nhưng tôi không vi phạm nội qui của trại, cán bộ nên nhớ như thế nhé”. Ông đứng im lặng như một gốc cây, mắt sáng quắc nhìn thẳng vào mặt Tý. Nhưng khi thợ hớt tóc vừa đến gần ông thì Tý gọi giật lại: “Thôi. Cứ để cho anh ấy để râu nhưng đem cùm xem có chịu cạo râu không”. Võ sư Lê Sáng bị cùm hai tuần lễ nhưng kể từ sau đó không ai trong bọn cán bộ trại giam còn để ý gì đến râu tóc của võ sư Lê Sáng nữa.

Khó khăn thứ hai của Chưởng môn Việt võ đạo là do chính tiếng tăm của ông. Không hiểu bọn cán bộ “súng dài” tức công an vũ trang chuyên canh gác tù ở các bãi lao động bàn tán với nhau như thế nào mà không một tên nào dám đi gần ông. Tại bãi lao động, một tù cải tạo phải đứng cách xa vệ binh 5 thước khi phải báo cáo xin đi tiểu tiện, nhưng riêng võ sư Lê Sáng phải đứng cách vệ binh 10 thước. Biết được điều đó nên võ sư Lê Sáng rất thận trọng trong đi đứng tại bãi lao động để tránh hiểu lầm. Một lần buổi sáng tập họp trước cộng trại giam để xuất trại đi lao động, võ sư Lê Sáng bị kêu ở lại trại để “làm việc” (khai cung). Buổi trưa khi lao động về, chúng tôi túm lại hỏi ông xem có chuyện gì, nhưng ông chỉ cười và nói: “Chẳng có chuyện gì cả. Vài học trò cũ của tôi từ Bắc vào thăm”.

Sau này, trong những lúc ngồi nói chuyện riêng tư vào những ngày nghỉ lao động, võ sư Lê Sáng cho biết là Hà Nội nghe tiếng ông, muốn vào thăm ông và cho người thử thách, nhưng ông từ chối vì, theo lời ông, “tôi học võ để rèn luyện tinh thần, không phải là để thi đấu, tôi là chưởng môn mà còn đi dương danh là một lỗi lầm với môn phái, tôi không làm điều ấy”. Chúng tôi ở với nhau ở Hàm Tân Z-30C đến năm 1979 thì bị chuyển trại theo phương án 4 tức là sẽ là “tù cải tạo muôn năm”. Chúng tôi được lọc lựa ra và đưa vào danh sách “chết” tức là danh sách của những tù cải tạo không thể cải tạo được, và không bao giờ được xét tha theo quan điểm của công an trại giam. Thế là đang đêm chúng tôi lại bị gọi tên, bị xiềng đưa lên xe đò và đưa lên A-20 Xuân Phước, trại mà Bộ Công An gọi là trại trừng giới.

Tôi đã viết khá nhiều điều về trại này, nên ở đây tôi chỉ nói đến hoàn cảnh của Chưởng môn Việt võ đạo khi bị đưa đến cái trại nổi tiếng khủng khiếp này trong suốt giai đoạn I, từ 1980 cho đến cuối 1988. Đến A-20 được 3 tháng thì Chưởng môn Vovinam Lê Sáng vào cùm ngay. Lần vào cùm này không do bất cứ một lỗi lầm về nội qui của võ sư Lê Sáng mà chỉ vì ông được sự kính nể và quí mến của anh em trong trại từ tập trung cải tạo, tù chính trị có án hay tù hình sự, ở cách ông cư xử và chia sẻ đói khổ với anh em, ở tinh thần vững chãi để đối phó với mọi hoàn cảnh khó khăn cùng quẫn trong tù ngay cả những lúc bị ép cung, ông cũng không hé ra một lời nào có thể xâm hại đến người khác.

Mục tiêu của một trại tù kiểu A-20 là dùng mọi biện pháp để đập tan những đối kháng của tù cải tạo kể cả biện pháp: kỷ luật khắt khe, cho ăn thật đói, làm việc thật nặng, ốm đau không có thuốc, giá thấp nhất của biện pháp kỷ luật là từ 1 năm đến 5 năm cùm, gia đình thăm gặp rất khó khăn nên phải gởi tiếp tế cho tù cải tạo qua đường bưu điện. Trong bối cảnh này, bọn an ninh trại giam nhắm vào việc triệt hạ những thần tượng của tù cải tạo. Cũng chỉ vì thế mà Chưởng môn Việt võ đạo Lê Sáng vào cùm hết một năm. Khi ra khỏi nhà kỷ luật, sức khỏe của cụ Sáng có sa sút, nhưng giọng nói vẫn sang sảng và đôi mắt vẫn sáng quắc. Ra khỏi nhà kỷ luật hôm trước thì hôm sau ông đi lao động ngay. Võ sư Lê Sáng nói: “Ra ngoài cho khỏe”. Quả thật sức khỏe của võ sư Chưởng môn Vovinam phục hồi rất nhanh. Ông nói: “Vì khí trời”. Khi võ sư Lê Sáng về tiếp tục sinh hoạt ở đội lao động được vài tuần lễ thì tôi cùng một số bạn khác vào nằm cùm mãi cho đến năm 1985 mới gặp lại võ sư Lê Sáng tại phân trại B của A-20 để chuẩn bị chuyển trại. Thấy sức khỏe của tôi “xuống” quá, ông khuyên: “Tôi thấy anh cần giữ sức khỏe. Chúng ta phải sống để trở về mới còn có ích cho đời”.

Trước Noel 1985, chúng tôi chuyển trại về Z-30A nằm trong phương án đặc biệt mà Hà Nội đã thỏa thuận với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đó là thỏa thuận về chương trình HO. Võ sư chưởng môn Việt Võ Đạo Lê Sáng được thả tại Z-30A, trước thời gian tôi cũng như một số anh em khác từng làm tờ Hợp Đoàn, tờ báo chui ở A-20 bị “điệu” về trại Phan Đăng Lưu để chờ ngày ra tòa. Nhưng cuối cùng, vụ án được hủy bỏ và chúng tôi được đưa trở lại Z-30A tiếp tục nằm trong nhà kỷ luật. Khoảng cuối năm 1987, tôi nhận được một tin nhắn từ ngoài vào: “Bố Sáng nói phải giữ sức khỏe để trở về mới có ích cho đời”. Tôi hiểu lời nhắc nhở này và còn giữ cho tới bây giờ.

Năm 1988, tôi được thả về và ít lâu sau có đến tổ đường của Vovinam trên đường Sư Vạn Hạnh để thăm võ sư Chưởng môn. Lúc này tổ đường Vovinam đã được củng cố. Các môn sinh người ngoại quốc từ Âu châu và các môn sinh Vovinam từ khắp Việt Nam đã lục tục kéo về để ra bái lậy Chưởng môn. Trong câu chuyện thăm hỏi tôi, ông cứ nhắc mãi đến “cách mạng tâm thân” và tính nhân bản của Việt võ đạo. Ông tiếc cho tuổi trẻ của chúng tôi, nhưng ông không hề tỏ ra ân hận hay oán trách những gì mà những người thắng trận đã ngược đãi những người Việt Nam yêu nước chỉ vì họ ở trong một chế độ chính trị khác. Võ sư Chưởng môn Vovinam nhấn mạnh: “Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn vừa qua rồi sẽ phải được viết lại một cách đàng hoàng hơn”.

Bây giờ, cụ Lê Sáng đã ra người thiên cổ. Cụ thọ 91 tuổi. Trong bức hình chụp Võ sư Lê Sáng mà các bạn ở Việt Nam gởi cho, tôi thấy đôi mắt võ sư Chưởng môn Việt võ đạo vẫn sáng quắc như ngày nào.

Tôi viết những kỷ niệm trên với Võ sư Chưởng môn Việt võ đạo trong thời tù để gọi là đại diện cho một số anh em cựu tù của trại Hàm Tân Z-30C, A-20 và Z-30A bái vọng cố quốc để tiễn đưa cố võ sư Chưởng môn và đồng thời là một người bạn tù đáng kính trọng từng chia sẻ với anh em chúng tôi những năm tháng đen tối của lịch sử Việt Nam. Bởi trong những đêm tối ấy, ông vẫn như ngọn đèn sáng dẫn dắt tinh thần anh em chúng tôi. Cố võ sư Chưởng môn là một người cả đời hy sinh cho Việt võ đạo và đây cũng là lý do ông cụ không bao giờ lập gia đình. Tuy nhiên, cụ rất nhiều con tinh thần vì trong tù chúng tôi đều gọi Võ sư Chưởng môn Vovinam là bố, “Bố Lê Sáng”. Vả lại ngày nay, trên khắp thế giới, hàng chục ngàn môn sinh Vovinam cũng đang thổn thức vì những mất mát không có gì bù đắp được cho môn phái vì sự khuất bóng của Võ sư Chưởng môn.
Vũ Ánh

Tuesday, September 28, 2010

Đôi Nét Về Cuộc Đời Của Vị Chưởng Môn Vovinam Lê Sáng

Nguyên quán ở tỉnh Thanh Hóa, Võ sư Lê Sáng chào đời vào mùa Thu năm 1920 tại căn nhà bên bờ hồ Trúc Bạch (Hà Nội). Ông là trưởng nam của cụ ông Lê Văn Hiển tự Đức Quang (1887-1959) và cụ bà Nguyễn Thị Mùi (1887-1993). Hai người em gái của võ sư là Lê Thị Xuất và Lê Thị Hương.

Năm 1939, sau một cơn bệnh nên đôi chân đi đứng khó khăn, nghe lời khuyên của mẹ, Võ sư Lê Sáng đã tìm thầy học võ với mục đích rèn luyện cho đôi chân cứng cáp và thân thể khỏe mạnh. Duyên may đưa ông đến với lớp Vovinam tại trường Sư Phạm (Ecole Normale) Hà Nội do Võ sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc trực tiếp giảng dạy vào mùa Xuân năm 1940. Có tố chất, thông minh, chịu khó học hỏi và chuyên cần luyện tập, ông sớm cải thiện tình trạng sức khỏe và tiến bộ nhanh trên bước đường võ nghệ. Chỉ vài năm sau, ông được võ sư sáng tổ cử tham gia huấn luyện Vovinam tại Hà Nội. Từ đó, ông luôn gắn bó với võ sư sáng tổ như anh em ruột thịt, cùng đồng lao cộng khổ và từng theo chân võ sư sáng tổ đi dạy Vovinam ở nhiều nơi…

Năm 1954, ông theo võ sư sáng tổ vào Sài Gòn. Tại đây, ông được phân công mở các lớp Vovinam ở đường Avigateur Garros (nay là đường Thủ Khoa Huân) và môt số võ đường khác …. Đến năm Đinh Dậu (1957), Võ sư Sáng tổ lâm bệnh, ông thay người tiếp tục huấn luyện cho các môn sinh cao đẳng, đồng thời mở thêm võ đường ở đường Trần Khánh Dư (Tân Định), Sư Vạn Hạnh (sát chùa Ấn Quang), Moulin Rouge (đường Trần Hưng Đạo)… Tháng 4 năm 1960, trước lúc qua đời, Võ sư Sáng tổ đã giao nhiệm vụ lãnh đạo môn phái lại cho ông.

Do tình hình thời cuộc, những năm đầu thập niên 60, Võ sư Lê Sáng lên tận Buôn Mê Thuột làm ăn, đến cuối năm 1963, khi các võ phái ở Sài Gòn được phép hoạt động trở lại, ông mới quay về, bắt tay cùng đội ngũ cốt cán, khôi phục và phát triển môn phái.

Là môn đệ trưởng tràng, sát cánh cùng Sáng Tổ Nguyễn Lộc trong gần 20 năm, Võ sư Lê Sáng đã tiếp thu được những tư tưởng võ đạo và võ thuật cũng như nhân cách sống của Sáng tổ một cách sâu sắt nhất. Bằng tài năng và tâm huyết của mình cùng với sự đóng góp công sức của nhiều thế hệ võ sư, HLV, môn sinh và đông đảo người hâm mộ, Chưởng Môn Lê Sáng đã phát triển những ý tưởng của Sáng Tổ Nguyễn Lộc để xây dựng cho Vovinam-Việt Võ Đạo một hệ thống triết lý võ đạo cùng hệ thống kỹ thuật luyện tập mang tính khoa học và thiết thực như hiện nay. Còn nhớ hồi giữa thập niên 1960, dù cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, nhưng song song với việc tổ chức phát triển môn phái, mỗi ngày trực tiếp huấn luyện hàng chục giờ; vậy mà biết bao đêm Chưởng Môn Lê Sáng vẫn chong đèn viết sách để hệ thống và phát triển những tư tưởng võ đạo của Sáng tổ Nguyễn Lộc. Đó là hệ thống tư tưởng hướng người môn sinh Vovinam-Việt Võ Đạo đến một triết lý sống tốt đẹp: “Sống cho mình, giúp cho người khác sống và sống cho mọi người”. Theo đó, người môn sinh Vovinam-Việt Võ Đạo không chỉ rèn luyện, vượt thắng sự hèn yếu của tâm hồn và thể xác, tổ chức cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp mà còn có trách nhiệm giúp người khác sống tốt đẹp và sẵn sàng hy sinh những quyền lợi tinh thần hay vật chất để phục vụ lợi ích chung của môn phái, của xã hội… Không chỉ thế, ông còn dày công vun đắp hệ thống kỹ thuật của Vovinam-Việt Võ Đạo ngày thêm đa dạng và phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng. Ngay cả khi ở tuổi ngoại “thất thập cổ lai hy”, Chưởng Môn Lê Sáng vẫn tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hệ thống kỹ thuật cho phù hợp với giai đoạn mới - giai đoạn Vovinam-Việt Võ Đạo phát triển mạnh mẽ ở nước ngoài sau cột mốc đặt nền tảng ban đầu trên đất Pháp hồi năm 1973.

Những đóng góp hết sức quan trọng đó của Chưởng Môn Lê Sáng chính là tiền đề để phong trào Vovinam-Việt Võ Đạo ngày càng phát triển, thăng hoa và dần lan rộng ra hơn 40 nước trên thế giới như là một sự khẳng định mạnh mẽ của truyền thống thượng võ và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Ngoài việc lo cho môn phái, ông còn tham gia các công việc khác, được bầu làm Tổng thư ký Tổng cuộc Quyền thuật miền Nam Việt Nam và Tổng Thủ quỹ Ủy hội Olympic miền Nam Việt Nam trong nhiều năm.

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Võ Sư Chưởng Môn đã chính thức khai triển tình hình, dự đoán các sự kiện, nhấn mạnh về địa bàn hải ngoại, ưu tư cho việc bảo tồn công nghiệp 40 năm của Sáng Tổ cùng tiền đồ vinh quang trường cữu của Môn Phái và đã chính thức trao trách nhiệm liên lạc và phát triển hải ngoại cho một số Võ Sư môn đệ tâm huyết.

• Ngày 27 tháng 5 năm 1975, Võ Sư Chưởng Môn bị bọn cộng sản bắt giam, sau đó đến Võ Sư Trần Huy Phong. Môn phái tạm ngưng hoạt động. Một số các vị Võ Sư tị nạn định cư rải rác ở Mỹ, Châu Âu, Châu Úc âm thầm củng cố tiềm lực chờ cơ hội ra mắt hoạt động. Có thể nói giai đoạn phục hưng của môn phái đã chấm dứt nhưng thế đạo không vì thế mà bi ly tán, mà trái lại đang âm ỉ chuyển sang một giai đoạn phát triển rộng lớn gay go hơn, đó là giai đoạn phát triển Quốc Tế.

• Giữa năm 1980 Võ Sư Trần Huy Phong nguyên là Tổng cục Trưởng Tổng Cục huấn luyện đã được tại ngoại.

• Năm 1988, sau 13 năm, qua nhiều trại giam từ Chí Hoà, Thuận Hải, Phú Khánh, Xuân Phước, Xuân Lộc.... trước tết âm lịch mấy ngày Võ Sư Chưởng Môn được trả tự do.

Chẳng những giỏi võ, có khả năng kinh doanh và năng lực lãnh đạo tốt, Chưởng Môn Lê Sáng còn là một con người tài hoa. Bằng những nét chữ bay bướm, ông thường sáng tác nhiều bài thơ tràn đầy cảm xúc sâu lắng và tinh thần thượng võ. Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc. Trong đời thường, ông sống ung dung, giản dị, thường giúp đỡ bạn bè và cư xử chân tình với những người chung quanh. Đối với môn đệ, ông chí tình dạy bảo, thương yêu và dung thứ.

Những lúc cha mẹ ốm đau, ông luôn cận kề và chăm lo chu đáo.

Gần một năm nay, dù sức khỏe giảm sút, nhưng Chưởng Môn Lê Sáng vẫn minh mẫn và sáng suốt. Ngay trong những ngày cuối đời phải chống chọi với bệnh tật, chưởng môn vẫn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với sự nghiệp phát triển môn phái khi chuẩn bị nhân sự và chuyển giao trách nhiệm lãnh đạo môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo lại cho Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản.

Sống đơn thân, không nặng gánh gia đình, thích đọc sách báo, thấm nhuần triết lý phương Đông, và cũng là người kế nghiệp xuất sắc nhất của Sáng Tổ Nguyễn Lộc; bằng tài năng và đạo đức của mình, Chưởng Môn Lê Sáng đã hy sinh và cống hiến trọn cuộc đời mình cho công cuộc xây dựng và phát triển môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo.

Sau một thời gian lâm trọng bệnh, Chưởng Môn Lê Sáng đã ra đi vĩnh viễn vào lúc 3 giờ ngày 27-9-2010, nhằm ngày 20 tháng 8 năm Canh Dần, hưởng thọ 91 tuổi. Sự ra đi của Chưởng Môn Lê Sáng là một tổn thất đối với nền võ thuật và võ đạo và là sự mất mát lớn không gì bù đắp được đối với toàn thể môn đồ Vovinam-Việt Võ Đạo trên khắp thế giới.


Sưu tầm tổng hợp tin trên Net

Friday, August 6, 2010

Nước Úc: Đồng Tâm, Tình Người: Nghệ Sĩ

"Quốc gia may mắn, con người thân thiện", đó là khẩu hiệu mà nhiều người, trong đó có tôi được nghe đến nước Úc từ nhiều năm qua. Được một lần ghé đến nước Úc để xem đất nước này được may mắn ra sao, và người dân Úc thân thiện, hiếu khách đến chừng nào, là điều mà tôi ước muốn thực hiện. Với dự tính đó, gia đình tôi đã bắt đầu dự định cho chuyến đi tham quan đất nước còn có tên gọi "Down Under" do vị trí của châu lục này, từ tháng 12 năm ngoái. Bắt đầu từ cuối tháng Sáu, là thời gian học sinh được nghỉ hè ở Mỹ, nhưng lại là mùa đông ở Úc, nên chúng tôi dự tính chờ đến cuối tháng Bảy, khi tiết trời ở Úc đỡ lạnh hơn để bắt đầu chuyến thăm viếng đất nước này.
Năm nay Văn Đàn đồng Tâm và Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ cũng có ý định ra mắt sách và CD đầu tay của CLB TNS lần đầu tiên ở thành phố Melbourne, nên nhân dịp này, tôi cũng hân hạnh được đại diện cho hai tổ chức trên từ Hoa Kỳ đến tham dự buổi lễ ra mắt sách và cuốn CD với chủ đề "Quê Hương Và Tình Yêu".

Vài tuần lễ trước chuyến đi, thật bất ngờ khi tôi nhận được email của nhà báo Nguyễn Toàn từ Sydney ngỏ ý muốn gặp gỡ và đón tiếp khi gia đình tôi đến thành phố này. Thú thật qua những sinh hoạt trên hai diễn đàn, tôi có đọc một vài email trao đổi qua lại giữa các anh chị em trong nhóm, đặc biệt trong mùa Worl Cup vừa qua, nhưng chưa bao giờ tôi có dịp trực tiếp email với anh Nguyễn Toàn. Vậy mà anh đã viết email thăm hỏi, dặn dò tôi như một người đã quen thân từ lâu, từ thông báo về thời tiết, nhắc nhở chuẩn bị quần áo ấm để mang theo, đến địa điểm hẹn gặp và cho biết sẽ đưa gia đình tôi đến khu Cabramatta, cũng là thủ phủ của người Việt tị nạn ở Úc châu.

Ngoài anh Nguyễn Toàn, qua sự giới thiệu của thi sĩ Cát Biển, tôi cũng có cơ hội quen biết anh Hữu Anh, một thi sĩ rất hiền lành, dễ mến mà tôi cảm nhận được qua những lần tôi nói chuyện với anh trên điện thoại. Thật là một sự tình cờ vì anh Hữu Anh cũng sống cùng thành phố Melbourne như chị Dáng Thơ, một thành viên hoạt động rất tích cực trong Văn Đồng Đồng Tâm. Chị Dáng Thơ hiện đang giữ vai trò phó chủ bút Tuyển Tập Đồng Tâm chi nhánh Úc Châu và là một trong những người trong Ban Điều Hành của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ và đại diện trưởng nhóm chi nhánh Melbourne. Lần này, tôi được biết chị và anh Đường Sơn, phụ tá chủ nhiệm Văn Đàn Đồng Tâm chi nhánh Úc Châu sẽ đứng ra đảm trách việc tổ chức buổi lễ ra mắt sách và CD.

Vì có một vài trở ngại vào lúc cuối, nên tưởng chừng buổi ra mắt sách sẽ không tổ chức được. Tuy nhiên, khoảng hơn hai tuần lễ trước ngày lên đường, vị Chủ nhiệm Văn Đàn Đồng Tâm là nhà văn Tạ Xuân Thạc gửi email cho biết sẽ cố gắng tổ chức buổi ra mắt sách và CD như dự định ban đầu. Vì anh Đường Sơn đang đi xa, nên chị Dáng Thơ phải đứng ra lo hầu hết mọi việc từ nơi tổ chức, đến làm poster quảng cáo cho chương trình, mời khách tham dự, sắp xếp cho các diễn giả điểm qua những tác phẩm của Văn Đàn Đồng Tâm đã xuất bản, những tiết mục văn nghệ giúp vui xen kẻ trong chương trình ra mắt sách và CD và phần dạ vũ sau đó, v.v.... Tuy ở cách xa đến hàng ngàn dặm, tôi vẫn cảm thấy được tấm lòng nhiệt tình, và sức làm việc thật phi thường của người chị có dáng người nhỏ nhắn mà tôi chỉ được biết mặt qua những tấm hình đăng trong Tuyển Tập Đồng Tâm. Riêng phần CD, chúng tôi ở California cũng phải gấp rút chuẩn bị để kịp in xong mang theo trước ngày lên đường. Có những đêm phải thức thật khuya để làm design cho posters, hình bìa CD, lựa chọn sắp xếp bài hát, v.v... Nhạc sĩ lão thành Anh Bằng tuy tuổi đã cao và sức khoẻ yếu, nhưng ông vẫn rất nhiệt tình tham gia trong CD đầu tay của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, từ việc lo lắng gửi bài hát cho CD, đến viết lời giới thiệu cho cuốn CD này từ những tâm tư, tình cảm mà ông đã dành cho Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ từ những ngày đầu trong vai trò cố vấn. Những nhạc sĩ khác như Phạm Anh Dũng, Minh Tuấn, Sonny Phan, Thy Linh, Vũ Vịnh Huy, Vĩnh Điện (phổ thơ của thi sĩ Lê Hân) và cá nhân tôi đã cùng nhau trao đổi, bàn luận từng ngày, từng giờ qua email nhằm thực hiện một CD có giá trị nghệ thuật trong một thời gian ngắn. Cuối cùng thì CD cũng được hoàn thành một ngày trước khi chúng tôi lên đường, xếp đầy trong một va-li cùng với những quyển sách, banner,... mà trước đó nhà văn Chủ nhiệm Tạ Xuân Thạc đã gửi tới cho tôi mang theo.

Thành phố Sydney đón chúng tôi với một bầu trời quang đãng sau trận mưa và một vài cơn gió lạnh cuối đông. Sau khi check-in khách sạn, chúng tôi tản bộ đến nhà hát con sò (opera house) cách đó không xa. Trước đây chúng tôi chỉ được xem nhà hát này qua những hình ảnh trên sách báo. Hôm nay lần đầu tiên chúng tôi được ngắm nhìn tận mắt và sau khi nghe thuyết minh về lịch sử của công trình xây dựng có một không hai này, chúng tôi càng thêm khâm phục bàn tay và khối óc của những kỹ sư thiết kế và xây dựng để tạo nên một công trình tuyệt đẹp. Trên chuyến đi cruise trên con tàu mang tên vị thuyền trưởng Cook, người được xem đã có công "tìm ra" Châu Úc, cũng giống như thuyền trưởng Columbus của Mỹ Châu, chúng tôi được ngắm nhìn vẻ đẹp của thành phố Sydney từ vùng biển xanh bao xung quanh thành phố này. Nước Úc với hơn hai trăm năm lập quốc mà đã có những thành phố xây dựng rất văn minh, hiện đại như thành phố Sydney này thì quả thật là một điều đáng để người dân Úc tự hào.

Ngày hôm sau, sau khi đi tham quan thêm một vòng thành phố và những bờ biển đẹp xung quanh thành phố Syney, chúng tôi dùng taxi đến tiệm phở An để gặp anh Nguyễn Toàn. Khi xe vừa đổ lại, chúng tôi đã thấy anh Nguyễn Toàn bước đến để bắt tay chào hỏi vui vẻ. Môt lát sau, anh La Anh Dũng cũng đến. Chúng tôi được biết anh La Anh Dũng cũng phải lái xe hơn một tiếng đồng hồ để đến buổi họp mặt hàn huyên với chúng tôi. Tiệm phở An trong khu Bankstown dường như là điểm hẹn không thể thiếu cho những khách phương xa có dịp về đây. Dù đã hơn một giờ trưa, tiệm vẫn còn đông khách dù một tô phở ở đây mắc gấp đôi một tô phở ở khu Little Saigon trên phố Bolsa. Sau buổi ăn trưa là phần hàn huyên tâm sự rất thân tình với những người bạn dù chúng tôi mới gặp gỡ nhau lần đầu ở ngoài đời và trước đây chỉ trao đổi với nhau qua email từ diễn đàn Tình Nghệ Sĩ do nhà văn Việt Hải và anh Trần Trọng Nhân thành lập cách đây vài năm. Sau khi anh La Anh Dũng vì bận việc nên phải đi về trước, anh Nguyễn Toàn đã đưa chúng tôi đi tham quan một vòng khu thương mại của người Việt Nam ở Bankstown. Sau đó anh đã tận tình hướng dẫn chúng tôi cách dùng xe lửa để đến khu Cabramatta, thủ phủ của người Việt tị nạn ở Úc. Dù sống ở khu Little Saigon đã khá lâu, nhưng khi dạo bước qua những khu thương mại của người Việt đang buôn bán và sinh sống tại đây, chúng tôi vẫn có cảm giác thân thương như đi vào một khu chợ nào đó ở quê hương Việt Nam với những hàng hoá, trái cây được bày bán như vú sữa, mãng cầu, măng cụt, ... cùng những tiếng mời chào khách đến mua vang lên khắp mọi nơi. Chúng tôi thật xúc động khi dừng buớc trước tượng đài chiến sĩ Việt-Úc trong công viên Cabra Vale Park khi trời chiều bắt đầu se lạnh, và chúng tôi có cảm giác như những hương hồn của những chiến sĩ vô danh của hai dân tộc đã xả thân cho lý tưởng tự do đang quanh quẩn nơi đây.

Trong lúc đi tham quan những nơi trên, anh Nguyễn Toàn đã kể cho chúng tôi nghe sơ qua về đời sống của người dân Úc nói chung và người Việt Nam nơi đây. Chúng tôi rất ngạc nhiên với những sự khác biệt về một số vấn đề giữa nước Úc và Mỹ. Ví dụ như những chính sách đài thọ của chính phủ Úc cho người dân từ bảo hiểm y tế miễn phí cho tất cả mọi người, chi phí giáo dục từ tiểu học đến bậc đại học đều được chính phủ tài trợ, đến mức hưởng trợ cấp không giới hạn thời gian cho những người thất nghiệp, v.v... Nghe mà cứ ngở như đang sống trong một thiên đàng thật sự dù chúng tôi vẫn thường ca tụng nước Mỹ là một thiên đàng trước đây. Điều đặc biệt mà tôi thầm kính phục ở chính phủ Úc là những quyền lợi ưu đãi đặc biệt dành cho những cựu quân nhân từ vé xe, chi phí thuốc men, v.v... cho cả những cựu quân nhân Việt Nam. Một điều mà các cựu quân nhân Việt Nam ở Mỹ đã từng tranh đấu từ nhiều năm qua để được hưởng quyền lợi nầy, nhưng vẫn bị từ chối một cách phủ phàng. Anh Nguyễn Toàn cũng đã giới thiệu chúng tôi với anh Nguyễn Vi Tuý, chủ nhiệm tuần báo Văn Nghệ và anh đã sốt sắng chụp hình và đưa tin lên trang báo của anh về chuyến thăm viếng của chúng tôi và đặc biệt là buổi ra mắt sách và CD ở Melbourne. Trời đã bắt đầu tối, chúng tôi lưu luyến chia tay anh Nguyễn Toàn ở sân ga mà vẫn còn thấy bóng dáng anh đứng vẫy tay chào theo khi con tàu đã chuyển bánh. Tình bạn bè nghệ sĩ dù mới gặp mà dường như đã thân quen từ lúc nào.

Sau một ngày du ngoạn ở khu núi nổi tiếng Blue Mountain với những rừng cây, thung lũng và những vách núi thẳng đứng tuyệt đẹp, chúng tôi ghé lại công viên Wild Animal Park để chụp hình với những con kangaroo biểu tượng của nước Úc và chú gấu hiền lành Koala trước khi chuẩn bị lên đường đi đến thành phố Melbourne, nơi sẽ diễn ra buổi lễ quan trọng ra mắt sách và CD vào ngày thứ Sáu, 30 tháng 7.

Anh Hữu Anh, chị Dáng Thơ và chị Kim Hoa (phu nhân của ca nhạc sĩ Vũ Vịnh Huy) đón chúng tôi tại phi trường Melbourne. Buổi ăn trưa với món Kangaroo mà lần đầu tiên chúng tôi được thưởng thức. Đây cũng là những người bạn mà chúng tôi chưa bao giờ gặp nhau, nhưng vẫn cảm thấy thật gần gũi và chân tình. Anh Hữu Anh mời chúng tôi đến thăm và ở lại chơi với gia đình anh vào đêm đầu tiên khi mới đến Melbourne, và những ngày sau đó chúng tôi xin phép được ra ở khách sạn trong thành phố để tiện việc đi lại. Chúng tôi có dịp hàn huyên tâm sự với anh thi sĩ có bút danh là Kangaroo này và nghe anh kể về cuộc đời lao tù khổ cực trước lúc anh rời Việt Nam cho đến khi anh đến Úc và bắt tay vào xây dựng cuộc sống trên quê hương mới, như hàng ngàn đồng hương của anh đã trải qua những bước đầu gian khó trên bước đường lập nghiệp nơi đây. Anh đúng là mẩu người Việt Nam tiêu biểu cho sự chịu đựng và tranh đấu vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để xây dựng một gia đình hạnh phúc với tương lai rộng mở cho con cái trên xứ người. Anh Lợi, một người bạn của anh Hữu Anh, đã xung phong làm tài xế và đưa gia đình chúng tôi đi thăm những cảnh đẹp của thành phố Melbourne, từ những công viên, sân vận động, khu rừng Dandenong nơi có bãi chim két đậu, đáp phà qua vịnh Geelong, đến ngắm nhìn những chú chim cánh cụt đi thành từng đàn tìm về tổ sau một ngày đi tìm thức ăn ở ngoài đại dương bao la, v.v...

Dù phải gấp rút tổ chức buổi lễ ra mắt sách và CD trong một thời gian ngắn, chị Dáng Thơ đã lo chuẩn bị cho buổi lễ thật chu đáo, với con số hơn ba trăm người đến tham dự đủ nói lên tình cảm và sự quan tâm mà quan khách dành cho chị và Văn Đàn Đồng Tâm cũng như Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ còn non trẻ nơi đây. Tôi đã được chứng kiến các em trong CLB TNS với tuổi đời còn rất trẻ đã xông xáo lo sắp đặt mọi chuyện từ bàn ghế, đến tiếp khách, bày bán sách và CD, giăng banner, v.v... trước khi các em lên sân khấu trong vai trò ca sĩ giúp vui cho phần văn nghệ. Nhìn các em đến với CLB TNS thật nhiệt tình và hăng say mà tôi càng thêm cảm phục sự chị Dáng Thơ trong vai trò cổ vũ và khuyến khích các em sinh hoạt để phát huy nền văn hoá Việt ở hải ngoại.

Buổi lễ ra mắt sách được diễn ra trong không khí thân mật tuy không kém phần trang trọng. Sau phần chào mừng quan khách của chị MC Mỹ Phước, là bài phát biểu của chị Dáng Thơ nói về chữ “Đồng Tâm” và Mục Đích của VĐĐT, và cá nhân tôi được hân hạnh phát biểu tiếp theo về việc Thành Lập và Hoạt Động của VĐĐT. Sau đó lần lượt là phần điểm sách của chị Huỳnh Bích Cẩm và chị Thanh Khâm về quyển sách "Kỷ Niệm GS Doãn Quốc Sỹ”, Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng với quyển sách "Nguyễn Xuân Vinh-Từ Chiến Sĩ Đến Khoa Học Gia", nhạc phẩm "Anh Còn Nợ Em" được trình bày thay cho phần điểm sách "Anh Bằng- Một Đời Cho Âm Nhạc" của nhạc sĩ Hoàng Chính Đan vì bận nên không thể đến được, Thi sĩ Lý Thừa Nghiệp với "Tuyển Tập Văn Đàn Đồng Tâm 10" và Luật sư Nguyễn Mạnh Thăng với quyển sách "Tìm Nhau Từ Thuở" của GS Nguyễn Xuân Vinh. Sau phần điểm sách là chương trình ra mắt CD đầu tay của CLB TNS. Một lần nữa, tôi được hân hạnh giới thiệu CD đầu tay của CLB TNS đến với quan khách Melbourne, nơi ra mắt đầu tiên của CD này. Chương trình sau đó được tiếp nối với phần dạ vũ thật vui vẻ và hào hứng.

Chương trình TV duy nhất của người Việt tại Melbourne dù có số giờ phát sóng rất giới hạn, chỉ nửa tiếng hai lần trong một tuần, cũng đã rất ưu ái dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn với phóng viên Định Vinh của đài VNTV. Ngoài ra chúng tôi còn có cuộc phỏng vấn với hai người bạn trẻ của một đài TV phát sóng online khác. Buổi lễ ra mắt sách và CD kèm theo phần dạ vũ kéo dài đến hơn nửa đêm, dù bên ngoài trời rất lạnh, nhưng mọi người vẫn lưu luyến như chưa muốn chia tay. Chúng tôi thật cảm động khi nhận được nhiều tình cảm và sự ủng hộ của những người khách đến tham dự khi họ đưa những quyển sách và CD cho chúng tôi ký tặng. Sự ủng hộ dành cho Văn Đàn Đồng Tâm và CLB TNS có thể đọc được trong ánh mắt của mọi người làm những mệt mõi vì chuyến đi xa của chúng tôi dường như tan biến đi hết.

Những ngày còn lại ở thành phố Melbourne hiền hoà và xinh đẹp với những khung cảnh thiên nhiên bao quanh những toà building được xây cất rất hiện đại, với con sông Yaraa thơ mộng lững lờ trôi như cuộc sống an bình của người dân nơi đây, cũng mau chóng trôi qua. Ngày cuối cùng sau khi thăm viếng những thắng cảnh đẹp trên con đường Great Ocean Road nổi tiếng và đến ngắm những hòn núi đá Twelve Apostles và London Bridge nhô lên từ mặt nước biển, chúng tôi dự buổi tiệc chia tay với những người bạn tuy mới gặp mặt nhưng đã trở nên rất thân thiết. Ngoài anh Hữu Anh, và chị Dáng Thơ ra, giờ cuối chúng tôi còn được gặp gỡ anh Đường Sơn vừa mới đi xa về. Những ly rượu, những món ăn do chính anh chủ nhà Hữu Anh tự tay nấu và những câu chuyện hàn huyên đã để trong lòng mọi người những kỷ niệm thật khó quên.

Chúng tôi đã trở về Mỹ, nhưng hình ảnh dòng sông Yaraa hiền hoà như những người bạn Đồng Tâm và đầy Tình Nghệ Sĩ thân tình, hiếu khách trên nước Úc có lẽ sẽ còn đọng lại trong tâm trí tôi rất lâu. Rất lâu.

California, tháng 8 năm 2010.

Cao Minh Hưng
www.CaoMinhHung.com

Mon Ami - Bạn Tôi - Tình Nghệ Sĩ

-Cao Minh Hưng-

Thật là một sự tình cờ khi nhà hàng Mon Ami được chọn là nơi tổ chức buổi lễ ra mắt Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ vì ''Mon Ami '' theo nghĩa tiếng Pháp là ''Bạn Tôi '' hay ''Tình Bạn''. Tình Bạn-Tình Nghệ Sĩ cũng là một trong những mục tiêu mà Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ được thành lập. Hôm nay, Mon Ami, một nhà hàng dễ thương nằm trong một góc phố nhỏ, cách khu phố nhộn nhịp Bolsa chừng vài dặm, đã chứng kiến một không khí thân tình của những người bạn nghệ sĩ trong mọi lĩnh vực văn, thơ, nhạc, hội hoạ, cùng về đây trong buổi lễ ra mắt Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ này.

Trong mấy tháng qua, các thành viên trên một số Diễn đàn Văn Học và Nghệ Thuật đã bắt đầu để ý theo dõi đến sự hình thành của một nhóm các anh chị em nghệ sĩ yêu âm nhạc và nghệ thuật với danh xưng Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ. Câu Lạc Bộ được ra đời từ sự khởi xướng của anh Việt Hải với sự động viên khuyến khích và nhận lời cố vấn của hai vị Nhạc sĩ nổi danh từ trong nước ra đến hải ngoại là Nhạc sĩ Anh Bằng và Nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Trong lĩnh vực văn hoá, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ còn hân hạnh nhận được sự cố vấn của Giáo sư Doãn Quốc Sỹ và Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm cũng như sự ủng hộ hết lòng của vị Chủ nhiệm Tuyển Tập Đồng Tâm là Nhà văn Tạ Xuân Thạc. Từ khi biết đến sự thành lập của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Bác sĩ Thạc đã mau mắn hết lòng ủng hộ và dành hẳn một mục từ Tuyển Tập Đồng Tâm số 11 trở đi cho Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ. Nghĩa cử đó của Chủ Nhiệm Nhà văn Tạ Xuân Thạc đã làm cho các anh chị em nghệ sĩ lên tinh thần rất nhiều vì biết mình có được sự đồng tâm đồng hành của một văn đàn lớn với một Tuyển Tập xuất bản rộng rãi khắp nơi trên thế giới.

Ước vọng ban đầu của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ là nhằm nối kết và tạo ra một môi trường sinh hoạt lành mạnh cho các nghệ sĩ Việt nam hải ngoại từ khắp nơi trong mọi lĩnh vực. Hai mục tiêu ban đầu được Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đề ra là nhằm duy trì và phát triển nền Văn Học và Nghệ Thuật Việt nam tại hải ngoại, song song với việc nâng đỡ và đào tạo các tài năng trẻ trong một môi trường hoạt động văn nghệ tương đối khó khăn và hạn chế như hiện nay.

Với mục tiêu và tôn chỉ đó, các anh chị em trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã chia nhau ra gánh vác trách nhiệm trong những ngày đầu. Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã có sự sốt sắng tham gia của chị Dáng Thơ, đại diện các anh chị em nghệ sĩ ở Úc châu hưởng ứng từ những ngày đầu. Tiếp đó chị đã giới thiệu những nhạc sĩ khác từ Úc châu như Nhạc sĩ Vũ Vịnh Huy, và một số đông các nhạc sĩ trẻ khác gia nhập. Các anh chị nghệ sĩ ở Úc châu đã làm đẹp thêm cho tên của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ trong những ngày đầu mới phôi thai với việc tổ chức một Đại Hội Ca Nhạc gây quỹ giúp các trẻ em Việt nam bất hạnh bị đẩy vào con đường mãi dâm ở các nước Đông Nam Á, như Campuchia, Thái lan, v.v...

Ở miền Bắc California, thành phố San Jose, nơi có đông người Việt cư ngụ, anh Hoa Sơn, một nhạc sĩ trẻ rất đa tài đang sinh hoạt trong nhóm các anh chị nghệ sĩ Hoa Vàng đảm nhiệm việc nối kết các anh chị em nghệ sĩ nơi thung lũng hoa vàng. Ở tận miền cực Nam California, Nhạc sĩ kiêm bầu sô Minh Tuấn đã và đang làm chiếc cầu nối kết sự tham gia của các anh chị em nghệ sĩ từ miền nhiều gió biển và đầy tiếng sóng âm nhạc này. Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ buổi ban đầu cũng trải dài đến xứ nóng cao bồi Houston, Texas với sự tham gia rất nhiệt tình của Nhạc sĩ trẻ rất năng động trong sáng tác và thường tự trình diễn các ca khúc của mình là Nhạc sĩ Sonny Phan. Houston cũng là trụ sở chính của Tuyển Tập Đồng Tâm nên Nhạc sĩ Sonny Phan cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các anh chị văn nghệ sĩ đã và đang tham gia cộng tác với Tuyển Tập Đồng Tâm.

Ở miền Nam California, thủ đô của người Việt tị nạn, nơi quy tụ rất nhiều nhân tài trong mọi lĩnh vực văn học nghệ thuật, Họa sĩ Lê Thúy Vinh và tôi được giao cho trách nhiệm trong Ban Điều hành nơi đây. Thú thật trong thời gian đầu, tôi rất lo vì e rằng với công việc làm hàng ngày, tôi sẽ không có thời gian gánh vác trách nhiệm này do các vị trong Ban Cố vấn và Điều hành giao phó. Nhưng qua những email khuyến khích và động viên rất chân tình của các vị trong Ban Cố vấn, mong muốn giao phó trách nhiệm dấn thân cho thế hệ trẻ, tôi thêm vững lòng tin vì biết rằng chúng tôi sẽ được sự hổ trợ của nhiều người. Thêm vào đó, Nhà văn Chủ bút Tuyển Tập Đồng Tâm là anh Việt Hải luôn hết lòng kêu gọi và ủng hộ các bạn trẻ trong những công tác văn học và nghệ thuật ở hải ngoại làm bất cứ ai nếu có dịp trao đổi tiếp xúc với anh, như được tiếp thêm nghị lực từ lòng nhiệt tình của anh dù sức khoẻ anh có giới hạn.

Ngày ra mắt Câu Lạc Bộ Tình Nghệ được chọn vào một ngày đầu Xuân ở miền Nam California, ngày 28 tháng 3 năm 2010. Ý tưởng chọn ngày ra mắt chỉ đến với Ban Tổ chức trong vòng có một tuần trước ngày họp mặt vì một lý do đặc biệt mà tôi xin phép được nêu ra sau. Tôi đại diện các anh chị trong Ban Tổ chức gồm có anh Việt Hải, chị Lê Thuý Vinh, và chị Thu Hảo gửi thông báo mời các anh chị em trên các Diễn đàn về ngày giờ và địa điểm cho buổi lễ chính thức ra mắt Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ.

Chị Lê Thúy Vinh đã dành thời gian làm một tấm poster với màu sắc trình bày rất trang nhã, hài hòa với hình ảnh trang trọng của các vị Nhạc sĩ Cố vấn cạnh logo biểu tượng của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ - Một nốt nhạc với đôi chim tung cánh, biểu tượng của niềm hy vọng về tương lai tình nghệ sĩ mở rộng cánh tay vươn tới mọi phương trời. Thật cảm động khi Ban Tổ chức nhận được rất nhiều lời chúc tốt đẹp từ những anh chị em văn nghệ sĩ hoặc ở xa hoặc bận việc không thể đến được. Tuy không thể hiện diện, nhưng những tấm lòng của các anh chị em nghệ sĩ ở xa vẫn hướng về và mong đợi cho ngày vui sắp đến.

Trong buổi sáng Chủ nhật, ánh nắng ấm áp mùa Xuân ở miền Nam California như vẫy tay chào đón các anh chị em từ những vùng lân cận về nhà hàng Mon Ami để gặp gỡ chung vui trong ngày ra mắt của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ. Những người bạn mà trước đây chỉ biết nhau qua những sinh hoạt văn học nghệ thuật trên các diễn đàn, hôm nay có dịp gặp gỡ nhau ở ngoài đời. Một trong những người khách đến thật sớm là anh Hồ Thành Cung, một họa sĩ trong nhóm Tiếng Lòng và cũng là một nhạc sĩ mà chúng tôi đã có dịp được nghe nhạc của anh trong buỗi lễ tất niên của Văn Đàn Đồng Tâm tại Đà lạt Bistro trước đây. Chị Lê Thúy Vinh và những người bạn trong nhóm của chị như chị Trina (Dốc Mơ), và Nhạc sĩ Thy Linh đã rất sốt sắng đảm nhiệm vai trò tiếp tân cho buổi lễ. Nhìn các chị niềm nở tiếp đón khách, ghi tên, lo lắng sắp xếp chỗ ngồi cho quan khách đến dự làm tôi thật sự cảm động trước sự nhiệt tình giúp đỡ của các chị dù các chị mới lần đầu đến với Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ.

Trong khung cảnh nên thơ với những hàng ghế xếp dưới giàn hoa giấy nhiều màu đang khoe sắc, các anh chị nghệ sĩ đến sớm ngồi tâm sự hàn huyên với nhau trong khi chờ đợi những người bạn khác đến. Có được khung cảnh này là do chị Thu Hảo, Giám đốc của Trường Đào Tạo Năng Khiếu cho các tài năng trẻ, đã bỏ thời gian lựa chọn trước cho Ban Tổ chức. Các anh chị Họa sĩ trong nhóm "Tiếng Lòng" như Họa sĩ Nguyễn Quang Minh, Họa sĩ Hạnh Cư, Hoạ sĩ Lý Quốc Anh, luôn nhiệt tình tham gia với các anh em văn nghệ sĩ mà tôi đã có dịp gặp các anh trong những buổi họp mặt trước đây. Chúng tôi rất vui khi gặp lại Nhà văn Phong Vũ và Nhà văn Dương Viết Điền. Tuy chỉ mới gặp gỡ vài lần, nhưng tôi vẫn cảm nhận sự thân mật của hai Nhà văn này qua những lời thăm hỏi và tâm sự rất gần gần gũi của hai người đàn anh trong lĩnh vực văn học này. Từ miền gió biển xa xôi San Diego, Thi sĩ Khiếu Long và anh Nguyễn Anh Tuấn đã không quản ngại đường xa đến chung vui với anh chị em trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ trong ngày ra mắt. Khi được anh Khiếu Long nhận lời mời làm MC cho chương trình lễ ra mắt, chúng tôi rất an tâm vì đã từng chứng kiến tài nghệ ăn nói lưu loát của anh trong một buổi họp mặt trước đây. Chúng tôi cũng rất hân hạnh được làm quen với những người bạn mới như chị Lan Anh, một chuyên viên tâm lý xã hội và đang điều hành Trung tâm nhạc Sắc Màu, anh Hưng, anh Huy, Ca sĩ Quỳnh Hương, Ca sĩ Minh Hạnh, một tiếng hát vang bóng Trưng Vương, v.v….

Chúng tôi rất vui khi gặp lại Thi sĩ Hồng Vũ Lan Nhi, vì lý do sức khoẻ nên chị ít khi xuất hiện trong các buổi họp gần đây. Hôm nay chị trông rất vui và yêu đời với nụ cười thật tuơi luôn nở trên môi. Gặp lại Nhà văn Cát Ngọc, tôi mới được biết thêm qua lời của anh Khiếu Long tâm sự rằng chính chị là nguồn cảm hứng cho anh sáng tác rất nhiều bài thơ trước đây. Chúng tôi cũng vui mừng đón tiếp Bác sĩ Peter Morita, một người lúc nào cũng ủng hộ anh chị em văn nghệ sĩ từ nhiều năm tháng qua. Được gặp Nhà văn kiêm thi sĩ Trịnh Thanh Thuỷ lần đầu, tôi và người bạn đời, Ngọc Bích, rất vui vì chúng tôi đã từng đọc nhiều bài viết rất hay với lối viết thẳng thắn của chị về những đề tài có tính chất thời sự đang gây tranh cãi. Chị và tôi đã từng "nói" chuyện bằng cách trao đổi những email với nhau trong thời gian tôi phổ nhạc bài thơ về tuổi học trò rất dễ thương "Giỏ Phượng Tím" của chị, nhưng chúng tôi chưa từng gặp nhau ngoài đời. Ban Tổ chức chúng tôi trong ngày hôm đó cũng rất vui và hân hạnh khi được đón tiếp những anh chị ca nhạc sĩ đã được công chúng biết đến rất nhiều như MC Nhạc sĩ Nam Lộc, Nhạc sĩ Đinh Trung Chính, Ca Nhạc sĩ Diệu Hương, Bác sĩ kiêm Nhạc sĩ Dân Chu, Ca sĩ Paolo nổi tiếng với những bản nhạc Pháp trữ tình và một số các quý vị quan khách khác.

Những vị Nhạc sĩ Cố vấn cho Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Nhạc sĩ Anh Bằng và Nhạc sĩ Lê Văn Khoa, dù thời gian bận rộn và không được khoẻ, nhưng các vị nhạc sĩ vẫn luôn sát cánh với chúng tôi và đã có mặt trong buổi lễ ra mắt. Các Nhạc sĩ tuy rất nổi tiếng và tuổi đã lớn nhưng vẫn rất thân tình vui vẻ đi đến bắt tay hỏi thăm, tâm tình và chụp hình kỷ niệm với các anh chị em nghệ sĩ và quan khách đến dự.

Người khách có lẽ đặc biệt nhất của buổi lễ ra mắt Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ là Nhạc sĩ Lam Phương. Lâu nay vì lý do sức khoẻ, ông ít xuất hiện trước các khán thính giả ái mến mộ, những người đã yêu mến dòng nhạc phổ thông, dễ đi vào lòng người của ông. Ban Tổ chức đã cố ý sắp xếp để ngày lễ ra mắt cũng nhằm vào gần ngày sinh nhật của ông, để các anh chị em nghệ sĩ đến dự buổi lễ có thể cùng chúc mừng ngày sinh nhật của ông.

Mở đầu buổi lễ, anh MC Khiếu Long đã nói đến mục đích của buổi lễ ra mắt, và anh đã gây sự chú ý của mọi người khi anh nhấn mạnh đến khía cạnh ảnh hưởng của âm nhạc trong đời sống hàng ngày. Sau khi giới thiệu các vị quan khách có mặt, anh dành cho tôi niềm vinh hạnh được thay mặt các anh chị trong Ban Điều Hành Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ ở miền Nam Cali để nói sơ lược về sự hình thành của Câu Lạc Bộ. Nhân dịp này, tôi cũng trình bày sơ qua những dự án trước mắt của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ sau khi tham khảo ý kiến với Ban Cố vấn và các anh chị trong Ban Điều hành. Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ dự tính sẽ thực hiện một số CD nhạc chung với mỗi nhạc sĩ trong nhóm sẽ cùng đóng góp một hoặc hai nhạc phẩm. Đây là bước đầu tiên để tạo sự dây gắn bó thân tình giữa các nhạc sĩ trong nhóm. Những dự án khác là Câu Lạc Bộ sẽ cùng phối hợp với Văn Đàn Đồng Tâm tổ chức những đại nhạc hội giới thiệu đến công chúng những sáng tác mới và những tiếng hát tài năng mới song song với những buổi ra mắt những tác phẩm văn học nghệ thuật và hội hoạ.

Sau phần phát biểu lễ ra mắt của đại diện Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, MC Khiêu Long đã dành thời gian ôn lại những ký ức về dòng nhạc của Nhạc sĩ Lam Phương với những nét nhạc tiêu biểu của ông. Một chiếc bánh sinh nhật thật lớn đã được chính tay Nhạc sĩ Anh Bằng cùng cắt chung với người bạn âm nhạc của mình. Nhìn thấy những nụ cười rạng rở, thân mật của những người nhạc sĩ nổi danh từ thế hệ trước, vẫn thân thiết đứng bên nhau cùng chúc mừng ngày vui làm các anh chị em nhạc sĩ các thế hệ sau cảm thấy thật ấm áp trong lòng. Ca sĩ Paolo đã bắt nhịp cho các tất cả mọi người cùng hát chung bản nhạc mừng sinh nhật tặng cho Nhạc sĩ Lam Phương trong tiếng đàn của Nhạc sĩ Lưu Trung Đạt. Nhìn thấy Nhạc sĩ Lam Phương dù sức khoẻ yếu, đi đứng rất khó khăn, nhưng nụ cười rạng rở dường như không bao giờ tắt trên môi ông trong suốt buổi lễ. Hôm nay có lẽ là ngày thật vui của Nhạc sĩ Lam Phương khi ông được sống lại trong bầu không khí yêu thương của gia đình nghệ sĩ. Ông biết bạn bè, khán giả, và những thế hệ nghệ sĩ đang tiếp nối đã không quên ông, người nhạc sĩ đã có những nhạc phẩm mãi mãi đi vào lòng người, khắp các ngõ ngách từ thành thị đến thôn quê. Có lẽ nếu có cây đàn trong tay, ông đã có cảm hứng để sáng tác ngay bản nhạc mở đầu bằng hai chữ "Mon Ami…” để gửi tặng những nguời bạn cũ và mới quen của ông. Sau phần hát mừng sinh nhật tặng Nhạc sĩ Lam Phương là phần trình bày một vài nhạc phẩm nổi tiếng của ông. Giọng hát thật trầm ấm của ca sĩ trẻ Đình Nguyên với "Kiếp Nghèo"đã đưa tâm hồn người nghe chợt bâng khuâng trở về với những kỷ niệm xót xa của quê hương năm nào. Tiếp đến là ca sĩ trẻ Hà Trúc Mai trình diễn rất hay một nhạc phẩm nổi tiếng khác của Nhạc sĩ Lam Phương là "Bài Tango Cho Em".

Có lẽ lời phát biểu hay và chân tình nhất trong buổi lễ ra mắt đến từ Nhạc sĩ MC Nam Lộc. Nhiều người trong số chúng ta đã từng nghe anh dẫn dắt những chương trình đại nhạc hội lớn thật tài tình trước đây. Hôm nay, trong phần phát biểu ý kiến, MC Nam Lộc đã gửi đến khách tham dự lời tâm sự rất chân thành "Tôi nghĩ, nếu tôi có thể sáng tác nhạc được, thì tất cả mọi người đều có thể sáng tác được...". Trước sự ngạc nhiên chú ý của nhiều người, anh cho biết thêm là đôi khi anh phải nhờ đến một nhạc sĩ kỳ cựu khác hoàn thành những khúc nhạc anh viết chưa được trọn vẹn. Như Nhạc sĩ Anh Bằng đã viết email tâm sự sau buổi lễ:

"Dù là một MC chuyên nghiệp, nhưng hôm nay, mỗi lời nói của anh hình như đượm chút nước mắt vui mừng và thương yêu. Nam Lộc nói rất tình nghĩa làm cho không khí của buổi sinh hoạt càng thêm ấm cúng." Khi nói về anh chị Việt Hải, Nhạc sĩ Anh Bằng cũng cho biết thêm:

"Gương mặt anh chị Việt Hải - Lệ Hoa vui vẻ khác thường. Tôi nghĩ ngày cưới của hai người cũng vui đến vậy thôi. Anh Việt Hải ôm lấy tôi hỏi nho nhỏ " Vui không?" Tôi trả lời "Hơn Tết".

Câu nói tuy ngắn gọn của Nhạc sĩ Anh Bằng nhưng có lẽ đã chất chứa bao niềm vui và yêu thương mà ông muốn gửi gắm trước sự hình thành của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ như ước vọng của ông mong muốn được nhìn thấy sự nối tiếp và phát triển nền âm nhạc ở hải ngoại từ các thế hệ trẻ.

Tiếp theo phần cắt chiếc bánh mà anh Khiếu Long gọi đùa là "bánh sinh nhật của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ", phần trình diễn văn nghệ được nối tiếp với tiếng hát của Nhạc sĩ Nam Lộc qua nhạc phẩm nổi tiếng do anh sáng tác, "Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt". Bác sĩ kiêm Nhạc sĩ Dân Chu với nhạc phẩm "Tình Anh Lính Chiến", và Hoạ sĩ Hà Cư trình bày một nhạc phẩm của Nhạc sĩ Anh Bằng là "Nỗi Lòng Người Đi". Diệu Hương, người ca nhạc sĩ thật duyên dáng với nhiều nhạc phẩm đã đi vào trái tim của bao nhiêu người thưởng ngoạn, cất tiếng hát thật dịu dàng qua ca khúc nổi tiếng "Vì Đó Là Em", với tiếng đệm đàn thật mượt mà và điêu luyện của Nhạc sĩ Đinh Trung Chính.

Lời phát biểu của Nhạc sĩ Cố vấn Lê Văn Khoa trong buổi lễ ra mắt Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ cho thấy sự quan tâm, lo lắng của ông cho việc đào tạo, khuyến khích và nâng đỡ các nhạc sĩ trẻ trong cương vị là Hội trưởng của Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ. Ông cho biết ông có thể dành thời gian để giới thiệu các sáng tác mới của các bạn trẻ trong chương trình "Âm Nhạc Trong Đời Sống" do ông phụ trách trên đài Little Saigon và ông cũng đã khuyến khích các nhạc sĩ trẻ sáng tác nhạc giao hưởng. Phu nhân của ông, chị Ngọc Hà, kết thúc chương trình văn nghệ bằng một giọng hát rất điêu luyện và được mọi người vỗ tay tán thưởng.

Tôi cũng mong muốn viết lên đây với lòng biết ơn chân thành và xin thay mặt các anh chị em trong Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ kính gửi lời cám ơn đến Giáo sư Song Thuận. Ông là người luôn sát cánh với những hoạt động văn học của Văn Đàn Đồng Tâm trước đây, và hôm nay, trước lúc phát biểu, ông đã cho tôi biết ông sẽ dành một phần trang nhà của Câu Lạc Bộ Hùng Sử, một trang website đã được phổ biến và biết đến khắp nơi trên thế giới, để phổ biến những tin tức của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ trong thời gian ban đầu. Như vậy những tác phẩm mới và tin tức của anh chị em trong nhóm Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã có được một nơi để phổ biến sâu rộng vượt ra khỏi phạm vi giới hạn chỉ riêng với nhau trong nhóm. Thật là một niềm vui cho các anh chị em nghệ sĩ trước một nghĩa cử cao đẹp của vị Giáo sư Hội trưởng, một người luôn quan tâm phổ biến những giá trị truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào của nền văn hoá và lịch sử Việt nam đến với mọi nơi, mọi cộng đồng bạn. Trong dịp này, ông cũng tặng mọi người một cuốn CD nhạc số 2 của Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt với tựa đề "Thắp Lửa Bình Ngô" và khuyến khích các anh chị em nhạc sĩ có những sáng tác hướng về chủ đề nguốn gốc lịch sử dân tộc.

Buổi lễ kết thúc khi các Nhạc sĩ lão thành cùng đứng bên các bạn trẻ chụp những bức hình lưu niệm trước khi lưu luyến chia tay. Bầu trời vẫn trong xanh và ánh nắng Xuân đang nồng ấm như lòng nhiệt tình của các anh chị em nghệ sĩ đang hợp sức cùng nhau thực hiện những ước vọng của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ để không phụ lòng kỳ vọng của các thế hệ đi trước.

Cao Minh Hưng
3/30/2010

Thursday, February 26, 2009

Monday, December 1, 2008

Cao Minh Hưng's Welcome Page

Thân chào các bạn ghé thăm trang blog của Cao Minh Hưng. Mời các bạn đọc một số truyện ngắn đã được đăng, cũng như một số nhạc sáng tác của Cao Minh Hưng. Cuộc sống mà không có âm nhạc như thế giới xung quanh ta thiếu vắng đi tiếng líu lo chim hót... Trong tâm tình đó, Minh Hưng mong những dòng nhạc của mình góp thêm chút niềm vui và hương sắc cho cuộc đời. Hy vọng các bạn tìm lại được đâu đó qua những câu truyện hay những bản nhạc một chút gì đó kỹ niệm của riêng mình. Minh Hưng luôn mong được đón nhận các ý kiến đóng góp của các bạn.

Mời các bạn ghé thăm trang nhà của Cao Minh Hưng ở địa chỉ: http://caominhhung.com/