Sunday, November 30, 2008

Chuyện Tình Tuổi Học Trò


Bấm Vào Đây Để Nghe Nhạc

Cô Bé Và Bọn Buôn Người

Cô Bé Và Bọn Buôn Người

Những Mùa Hoa Phượng Đỏ (Phần I)

Những Mùa Hoa Phượng Đỏ ANTHONY HUNG CAO . Việt Báo Thứ Hai, 7/28/2008, 12:02:00 AM

Tác giả: Anthony Hưng Cao
Bài số 2364-16208440-vb2280708

Anthony Hưng Cao tự sơ lược tiểu sử: 38 tuổi, cư dân Nam California, công việc: nha sĩ, đang hành nghề tại Costa Mesa. Ông là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với một bài viết giản dị "Con Búp Bê", cho thấy tấm lòng của người viết: nhìn con trẻ hạnh phúc tại Mỹ, nhớ những tuổi thơ bất hạnh ở quê cũ. Bài viết mùa hè này của ông kể chuyện gặp lại cây phượng vỹ tại Florida và tại Bahamas, vùng Carribean (hình bên).
***
Có những thứ xung quanh chúng ta thường gặp hàng ngày nên chúng ta nghĩ rằng sự hiện diện của chúng là điều tự nhiên do tạo hóa ban phát cho. Đến một lúc nào đó, bổng nhận ra chúng không còn ở quanh ta, chúng ta mới bắt đầu cảm thấy nhớ, nuối tiếc và lưu luyến với những kỷ niệm về chúng. Điều đầu tiên tôi muốn nói đến là loài hoa phượng đỏ hay còn gọi là phượng vĩ của mùa hè.
Trời cuối tháng sáu với cái nắng oi bức của mùa hè ở miền khí hậu nhiệt đới, vừa lái xe ra khỏi phi trường Ft. Lauderdale ở Florida, tôi đã bật lên tiếng reo vui khi nhìn thấy "nó". Tôi quay sang hỏi vợ tôi để chắc chắn tôi đã không nhìn lầm:

"Em nhìn kỹ xem có phải là hoa phượng vĩ giống như ở Việt nam của mình không?"

Tôi lái xe thật chậm như muốn chiêm ngưỡng hết không bỏ sót một cây hoa phượng nào mặc cho những chiếc xe khác đang bấm còi inh ỏi phía sau. Trước đây tôi đã đến Florida một vài lần, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi đến vào mùa hè. Có lẽ đã hơn hai mươi năm kể từ lần cuối cùng tôi được ngắm nhìn hoa phượng đỏ trên mảnh đất quê hương tôi. Lần đầu tiên cây hoa phượng ấy đã để lại trong tôi một kỷ niệm thật khó quên, hay nói đúng ra nhờ nhánh cây hoa phượng đã "cứu" tôi khỏi bị phạt trong những năm học cấp hai.

Số là không biết nhân lễ kỷ niệm gì dành cho các thầy cô giáo mà mỗi ngày trong lớp học phải có một bình hoa đặt trên bàn của thầy cô . Hôm ấy đến phiên tổ tôi được phân công để mang hoa đến cắm vào bình. Không biết có lẽ do mải lo chơi với đám bạn bên những con dế lửa hăng đá vừa mới bắt được qua những cơn mưa rào vào đầu mùa hạ hay không mà tôi quên mất nhiệm vụ "thiêng liêng" của mình. Sau khi ăn qua loa bữa cơm trưa, tôi ôm cặp vội vàng rảo bước đến trường, tuy mắt vẫn dáo dác nhìn quanh những dãy hàng rào phía trước những ngôi nhà xây dọc theo con đường đến trường.

Thời buổi "kinh tế xã hội chủ nghĩa" còn đang "quá độ" nên nhiều nhà chỉ thấy toàn trồng khoai mì và những hàng bắp để bù cho bữa ăn thiếu cơm thay vì trồng những khóm hoa đầy hương sắc. Sắp đến trường mà tôi chẳng thấy một cành hoa nào thập thò ra khỏi những dây kẽm gai hàng rào để tôi ngắt trộm. Chẳng nhẽ bẻ hoa bắp chưng trên bàn cô giáo chủ nhiệm hôm nay thì kỳ quá. Đã thế hôm nay lại có thầy hiệu trưởng xuống lớp dự giờ. Kiểu này chỉ có nước chết. Chẳng nhẽ cái "thiên đàng chủ nghĩa xã hội" mà hàng ngày tôi được học ở trong lớp lại thiếu hoa đến như vậy sao.

Ngày xưa lúc bà tôi còn sống, những buổi trưa hè nằm trên chiếc võng đu đưa, tôi thường được nghe bà kể những câu chuyện cổ tích, có những ông bà tiên cho những người làm việc thiện sau khi chết được lên thiên đàng. Trong trí óc non nớt của tôi lúc đó, thiên đàng là nơi có đầy hoa cỏ thật đẹp, với những đám mây trắng dật dờ trôi trong ánh nắng nhè nhẹ. Tôi luôn nguyện ước khi lớn lên, tôi sẽ làm thật nhiều công việc thiện cho đời để sau này cũng được lên cái thiên đàng ấy, tránh cái địa ngục mà ai cũng sợ phải bị đày xuống đó khi làm nhiều điều ác.

Vậy mà cái "thiên đàng" nơi tôi đang bước đi giờ này không có lấy một nhánh hoa ra hồn để tôi mang vào lớp học. Trời mùa hè với cái nóng hầm hập làm mặt đường như có những làn hơi nước tỏa lên, vậy mà lưng tôi đang toát ra những giọt mồ hôi lạnh ngắt.

"Hay là giả bộ bệnh để bỏ về nhà?" Tôi vừa đi vừa thầm nghĩ. Nhưng chắc không được vì buổi sáng mới vừa chơi xong với mấy thằng bạn trong lớp ở cùng xóm. Thế nào tụi nó cũng mét lại với cô chủ nhiệm.

Đang miên man suy nghĩ, tôi đã bước đến cổng trường từ lúc nào. Tôi bước những bước nặng nề như kẻ phạm tội sắp bước lên đoạn đầu đài, khác hẳn với những bước chân còn đùa giỡn tinh nghịch với đám bạn lúc ban sáng. Tôi thầm trách "đứa nào" bày trò cắm hoa trong lớp học. Tôi cũng rủa thầm cái "thiên đàng" nghèo xơ xác nơi tôi sống.

"Bộp!"

Một cái gì đó chợt rơi trúng cái đầu với mái tóc cháy nắng của tôi. Tôi vốn ghét đội nón vì có lần má tôi nói tôi có mái tóc giống như tài tử nào đó ở Hollywood nên tôi áp dụng câu nói "tốt khoe, xấu che", đến nỗi mái tóc của tôi bị cháy nắng vì không đội nón giống như tóc "hilight" của mấy bà, mấy cô thường thấy ở bên Mỹ. Tôi đưa mắt nhìn quanh xem đứa bạn nào dám cả gan chọc phá tôi vào lúc này. Đến lúc đưa tay sờ lên đầu , tôi mới vỡ lẽ thì ra đó là một cánh hoa phượng vừa mới rơi xuống còn vướng lại trên mái tóc. Tôi chợt ngẩng đầu nhìn lên cây phượng đỏ trồng bên cổng trường mà bấy lâu nay tôi không mấy để ý đến, trừ những lúc cùng đám bạn ra cặm cụi quét dọn đám lá và những tàn hoa rụng đỏ cả một góc sân trường.

"Sao mình không bẻ đại một nhánh phượng mang vào lớp chưng?"

Vừa suy nghĩ xong thì tôi đã trèo thoăn thoắt lên cây và cố với tay bẻ một nhánh cây có nhiều hoa nhất. Tiếng kẻng vào lớp chợt vang lên làm tôi quýnh quánh tuột xuống cây thật vội đến nỗi bị một nhánh cây khô đâm vào tay để lại một vết sẹo dài trên cánh tay còn in dấu cho đến bây giờ. Vậy mà hôm đó từ thầy hiệu trưởng đến cô giáo chủ nhiệm đều trầm trồ khen ngợi tôi có "sáng kiến" chưng hoa phượng trong lớp học là một việc làm hết sức... ý nghĩa như "mang cả một khung trời mùa hè vào lớp học". Tôi thì đang lo xuýt xoa với cánh tay đau nên nghe câu được câu mất. Dù sao kể từ hôm đó, tôi nhìn cây hoa phượng đỏ với ánh mắt nhiều thiện cảm hơn và ít bực dọc khi phải gò lưng với cây chổi trong tay để thanh toán đám hoa rơi.

Nếu nói thêm về những kỷ niệm sau đó với cây hoa phượng vĩ thì cũng không có bao nhiêu. Tôi vẫn nhớ mấy câu hát trong bài "Phượng hồng" của nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ thơ của thi sĩ Đỗ Trung Quân với "Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng. Em chở mùa hè của tôi đi đâu. Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám, thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu...". Tuy nhiên tôi thầm "chê" ông thi sĩ này phải đợi đến năm mười tám tuổi mới dám mượn cánh hoa phượng để nói về một mối tình đầu thầm lặng. Tôi thì "tuổi trẻ tài cao" nên không phải chờ đến năm mười tám tuổi mới có mối tình đầu, mà cuối năm cấp hai (lớp 9) đã biết vương vấn một bóng hồng.

Đó là những tuần lễ học "bồi dưỡng" văn để chuẩn bị dự thi vòng toàn quốc vào năm đó (trong cái "thiên đàng xã hội chủ nghĩa", lúc nào người ta cũng nghĩ đến miếng ăn trước, nên thay vì gọi là trau dồi thêm kiến thức văn chương, người ta gọi là đi "bồi dưỡng").

Đó là dịp tôi được thoát ra cái ngôi trường nhỏ bé để làm quen với năm người bạn từ những trường khác đến, với hai cô giáo được tuyển chọn từ các trường trong tỉnh để thay phiên nhau dạy chúng tôi để chuẩn bị cho cuộc thi.

Đó là nơi đã ghi lại mối tình đầu với cánh hoa phượng đỏ tôi nhặt vội trong sân trường ở giờ nghĩ giải lao và để lại trên chiếc bàn học của cô bạn mới, như một lời tỏ tình thì thầm. Và cũng bởi vì cánh hoa không biết nói, nên "lời tỏ tình chẳng có người nghe" và cũng thoáng bay qua đời tôi như một cơn gió nhẹ cuốn trôi theo những cánh hoa rơi vương vãi trong sân trường...

Những năm học ở trung học thì trường không có một cây phượng vĩ nào nên không để lại một nét thơ mộng nào trong tôi cho tuổi học trò vào mùa hè với những quyển lưu bút chuyền tay nhau. Tuy nhiên ở cái lứa tổi 17, 18 đầy nhiệt huyết của người thanh niên mới lớn, tôi bắt đầu nhận thức nhiều hơn những trái ngang, bất công trong cuộc sống xung quanh và trên thế giới. Trong tôi luôn có một bầu máu nóng đầy nhiệt huyết do thừa hưởng tính oai hùng của người lính chiến Quốc gia mang nhiều lý tưởng mà chưa thực hiện được của ba tôi. Tôi không bao giờ muốn mang cái mặc cảm là "con của người lính nguỵ" để phải cúi đầu im lặng trước những điều trái tai gai mắt ở xung quanh.

Xui cho tôi là cô giáo dạy văn năm lớp 12 cũng là bí thư đoàn của trường. Tôi còn nhớ những giờ văn trong lớp là lúc tôi và một thằng bạn khác tên T.T. thay phiên nhau đứng lên chất vấn cô này về những vấn đề chính trị đang diễn ra bên ngoài xã hội trái ngược với những gì chúng tôi được học ở trong trường. Đại khái những câu hỏi như "nếu cô nói xã hội chủ nghĩa là ưu việt, và xã hội tư bản có cảnh người bốc lột người, thế tại sao Trung Quốc theo chủ nghĩa xã hội mà lại mở cửa mời các nhà tư bản nước ngoài vô đầu tư kinh tế?"

Tất nhiên là cô giáo mang tiếng bảo thủ này bị một phen lúng túng tìm câu trả lời còn đám bạn học thì xì xầm thích thú. Kết quả cho những lần chất vấn của tôi là bài luận văn đầu tiên cho đứa học trò hay "nổi loạn" trong lớp, tôi bị điểm 5 vì tôi dám "cả gan" viết thêm những điều bất công trong xã hội vốn bị coi là cấm kỵ lúc bấy giờ. Những năm học trước, tôi thường tự hào với những bài văn của mình thường được điểm cao và được đọc cho cả lớp nghe. Lần này với bài luận văn bị phê là "lạc đề", bài văn chỉ được đám bạn tò mò lén lút chuyền tay nhau coi. Vì quá bất mãn nên tôi không còn hứng thú với văn chương vào lúc đó, vì mỗi lần cầm bút tôi chỉ muốn viết với tất cả tâm tình của mình. Tiếc thay xã hội Việt Nam lúc đó và cho mãi đến bây giờ luôn cấm đoán và muốn bẻ cong ngòi viết của những người muốn viết lên sự thật. Nếu không có cơ hội đến được cái thiên đàng thật sự ở nước Mỹ này, tôi không biết tương lai của tôi sẽ đi về đâu với một kẻ hay chống lại những bất công, ngang trái trong xã hội như tôi.

Thế là hơn hai mươi năm sau, tôi được nhìn lại những hàng cây phượng vĩ khi tôi đưa gia đình đến Florida để chuẩn bị cho chuyến đi cruise ở Carribean. Không thể viết hết những nỗi bồi hồi, xúc động khi tôi chợt nhìn thấy hàng cây phượng vĩ lúc lái xe rời khỏi phi trường Ft. Launderdale. Nếu ai đó vẫn còn đang sống ở Việt Nam hay ngay ở tiểu bang Florida này, hàng ngày được nhìn những hàng cây phượng vĩ chắc hẳn sẽ ngạc nhiên trước những cảm xúc chợt dâng trào trong tôi. Trong phút chốc, tôi nhìn lại vết sẹo trên cánh tay với kỷ niệm của ngày nào trèo lên cây để bẻ vội một nhánh hoa chưng trong lớp học. Một chút thoáng buồn khi tôi thấy màu hoa phượng vĩ không được đỏ chói như ở quê nhà mà nó có một màu cam đậm. Chắc loài hoa phượng vĩ khi đến đây cũng bị "Mỹ hoá" một phần nào như những người Việt tị nạn của chúng ta chăng?

Mãi đến vài ngày sau khi đã lênh đênh trên mặt biển và dừng lại ở một vài đảo nhỏ, tàu chúng tôi mới ghé lại Nassau, thủ phủ của Bahamas. Nơi đây tôi tìm lại được màu sắc nguyên thủy của loài hoa phượng đỏ. Vì chúng mà vợ tôi đã phải mệt nhoài với những tấm hình chụp ông chồng đủ kiểu đứng, ngồi, nằm bên những gốc cây phượng đỏ cho bù lại những tháng ngày xa nhớ.

Kỳ tới: Chuyện xứ Bahamas

ANTHONY HUNG CAO

Những Mùa Hoa Phượng Đỏ (Phần II)

Những Mùa Hoa Phượng Đỏ ANTHONY HUNG CAO . Việt Báo Thứ Ba, 7/29/2008, 12:02:00 AM

Tác giả: Anthony Hưng Cao
Bài số 2364-16208440-vb2280708

Anthony Hưng Cao tự sơ lược tiểu sử: 38 tuổi, cư dân Nam California, công việc: nha sĩ, đang hành nghề tại Costa Mesa. Ông là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với một bài viết giản dị "Con Búp Bê" cho thấy tấm lòng của người viết: nhìn con trẻ hạnh phúc tại Mỹ, nhớ những tuổi thơ bất hạnh ở quê cũ. Sau đây là phần cuối bài viết mùa hè này của ông, kể chuyện gặp lại cây phượng vỹ tại Bahamas, vùng Carribean.

***

Người tài xế đón chúng tôi ở bãi đậu xe để chuẩn bị chuyến du hành vòng quanh đảo Nassau là ông Phil. Ông trạc tuổi bốn mươi lăm với giọng nói mang nặng âm hưởng của xứ Ăng lê. Chiếc áo sơ mi trắng làm nổi bật nước da đen bóng của ông với chiếc mũ lưỡi trai đội lệch.

"Chào các quý vị. Welcome quý vị đến Nassau, thủ đô của đất nước Bahamas với hơn 300 hòn đảo lớn nhỏ. Tôi là một trong 175 ngàn người dân sống ở Naussa. Tên tôi là Phil. Quý vị có biết Phil có nghĩa là gì không?"

Không có tiếng trả lời. Chắc mọi người đang bận rộn ngắm cảnh lạ ở chung quanh với những bãi biển cát trắng muốt và nước trong xanh in bóng những đám mây trắng lững lờ trôi. Những hàng dừa thẳng tắp trồng trên bãi biển với những khách sạn sang trọng quay mặt ra biển để đón những luồng gió mát từ Đại Tây Dương thổi vào. Riêng tôi thì đang mải mê dõi mắt theo...những hàng phượng đỏ. Không nghe ai trả lời, Phil nói tiếp:

"Phil có nghĩa là niềm vui. Hôm nay tôi sẽ cố mang đến niềm vui cho quý vị bằng cách đưa quý vị đến những thắng cảnh, những di tích lịch sử cũng như đi qua những nơi giàu nhất, trung bình và nghèo nhất ở trên đảo."

Trong khi xe lăn bánh, ông Phil bắt đầu nói về lịch sử của thủ phủ Nassau từ ngày lập quốc đến giai đoạn bị đô hộ bởi Tây Ban Nha, rồi Anh Quốc cho đến ngày dành được độc lập vào ngày 10 tháng 7. Thỉnh thoảng ông kể sơ lược về thân thế của mình. Theo ông, những trẻ em da đen thuộc thế hệ của ông chỉ được đến trường cho đến lớp 6 rồi bị đẩy ra ngoài xã hội để lao vào kiếm sống. Khi nghe ông kể đến đây, trong lòng tôi chợt dâng trào một niềm xúc động cảm thông khi tôi liên tưởng đến những trẻ em ở Việt nam đang bị đồng cảnh ngộ như ông, chỉ khác là cách thức những kẻ cầm quyền thi hành. Ở quê hương Việt nam, tuy không trực tiếp đẩy các em học sinh ra khỏi trường học, nhưng bao nhiêu chi phí cho học đường đang là gánh nặng khiến cho nhiều trẻ em nghèo phải bỏ học rất sớm, và phải lăn lóc vào đời phụ giúp cha mẹ kiếm kế sinh nhai. "Con vua thì lại làm vua" là câu nói rất đúng cho xã hội hiện nay, trong khi những trẻ em nghèo không có đủ điều kiện ăn học thì mãi mãi sống một kiếp đời không có tương lai. Thật là một chính sách "ngu dân" thật tinh vi để dễ dàng cai trị.

Khi ông Phil giới thiệu về những cây phượng vĩ được trồng rải rác khắp nơi trên đảo và nở vào mùa hè từ tháng năm đến tháng chín, tôi hơi tò mò muốn biết xem hoa phượng vĩ ở đây có gắn liền với tuổi học trò như ở Việt nam không. Tôi rất ngạc nhiên khi nghe ông Phil nói:

"Có chứ. Tôi cũng đã từng rất thích loài hoa nầy vì nó như chiếc đồng hồ báo cho bọn nhỏ tụi tôi biết đã sắp được nghỉ hè." Giọng ông chợt trầm buồn. "Chỉ hơi tiếc là mấy đứa trẻ da đen không có học được bao lâu để có những ngày nghỉ hè vui bên những mùa hoa phượng đỏ..."

Khi xe đến khu downtown của Nassau, tôi hơi bị bất ngờ khi nghe ông nói tiếp:

"Đây là khu downtown sang trọng của đảo Nassau. Mặc dù người da đen chiếm hơn 85 phần trăm dân số trên đảo, nhưng họ không được phép sống chung với người thiểu số da trắng ở đây. Bahamas chủ yếu sống nhờ kỹ nghệ du lịch và ngân hàng. Những công ty du lịch do những người da trắng làm chủ. Những người da đen chỉ được thuê để lái taxi, làm hướng dẫn viên hoặc gác cửa cho những ngân hàng..."

Tôi thôi không còn hứng thú ngắm nhìn những hàng cây hoa phượng phượng đỏ vô tri, vô giác được trồng dọc bên đường mà lúc nãy ông Phil vừa kể về những kỷ niệm ngắn ngủi của ông với tuổi học trò. Tâm trí tôi vẫn còn sửng sốt trước những gì mình vừa mới nghe được từ ông Phil. Cái tính "nổi loạn" thấy sự bất bình rút đao (quên, không có đem theo vì không được mang theo vô phi trường) tương trợ của tôi chợt nổi lên. Đợi đến lúc xe dừng lại ở một trạm nghỉ, tôi mon men đến gợi chuyện với ông Phil:

"Sao người dân da đen chiếm đến hơn 85 phần trăm mà họ không đứng lên đòi quyền đối xử công bằng trong xã hội như ở bên Mỹ vậy. Ông có nghe về ông mục sư Martin Lurther King không?

"Chúng tôi có được học về ông và rất ngưỡng mộ về những việc tranh đấu của ông cho người da màu ở nước Mỹ trong thập niên 60." Đôi mắt ông Phil sáng lên khi nhắc đến vị mục sư khả kính này. "Tuy nhiên có lẻ người dân ở đảo và dân Bahamas có bản tính bẩm sinh là hiền hòa nên họ bằng lòng với những gì mình đang có, cũng như không muốn những cuộc đấu tranh về màu da làm xáo trộn xã hội và ảnh hưởng đến kỹ nghệ du lịch ở đây."

Có lẻ sống ở Mỹ đã lâu với những tự do, và công bằng trong xã hội mà mình đang được thừa hưởng, tôi không đồng ý với cách suy nghĩ của ông Phil. Người Việt tị nạn chúng ta đến sau năm 1975 có được cái may mắn là chế độ đối xử kỳ thị về màu da đã bị xoá bỏ. Sống trong một đất nước dân chủ và bình đẳng đôi khi chúng ta không bày tỏ lòng biết ơn đầy đủ đến những người da đen như mục sư Martin Luther King đã tranh đấu để mang đến sự đối xử bình đẳng không chỉ riêng cho người Mỹ da đen gốc Phi Châu, mà cả những người Mỹ da vàng gốc Á Châu của chúng ta. Hãy thử tưởng tượng nếu chúng ta đến định cư ở Mỹ vào những năm 50 hay 60, những cụ già phải bị dồn ngồi ở phía sau mỗi khi lên xe bus hay những người mới đến Mỹ không hiểu tiếng Anh có thể bị đánh đập hay bị phạt nếu chẳng may đi vệ sinh mà vào lầm nhà vệ sinh chỉ dành riêng cho người da trắng. Ở những trường trung học, chắc chúng ta sẽ không thấy những cái họ Việt nam được đứng thủ khoa nhiều như bây giờ. Và có lẽ cộng đồng chúng ta không có được cơ hội để phát triển về nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị và xã hội như hiện nay nếu trong xã hội vẫn còn sự phân biệt kỳ thị chủng tộc.

Nhìn thẳng vào đôi mắt của ông Phil, tôi nắm chặt bàn tay như là đứa học trò đang hùng biện trước cô giáo "bí thư" năm nào:

"Ông Phil à. Ông có nhắc đến kỹ nghệ du lịch ở đây, mà phần lớn được vận hành bởi những người da màu như ông. Ông có biết câu chuyện của bà Rosa Park không?"

Ông Phil lắc đầu tỏ ý không nhớ hay không biết. Tôi nói tiếp:

"Bà Rosa Park là người phụ nữ da đen đầu tiên dám chống lại người da trắng bằng cách không nhường ghế của mình trên xe bus, để sau đó dẫn đến cuộc tẩy chay của người da đen làm tê liệt cả hệ thống giao thông của Mỹ lúc đó. Đó cũng là một tấm gương về hành động đấu tranh bất bạo động dẫn đến sự xóa bỏ bất công đối xử về màu da ở Mỹ. Nếu ông và những người lái xe taxi ở đây làm một cuộc đình công trên toàn quốc, biết đâu có thể làm thành một làn sóng nhận chìm sự đối xử bất công về màu da ở đây không chừng..."

"Cám ơn thật nhiều về lời khuyên của bạn." Ông Phil chợt nắm chặt lấy cánh tay tôi, trước khi nói tiếp. "Tôi hứa sẽ bàn với các bạn đồng nghiệp về chuyện quan trọng nầy."

Những người khách trong đoàn du lịch đã lần lượt kéo lên xe nhưng ông Phil vẫn còn đứng đó suy nghĩ đăm chiêu dưới tàn một cây phượng vĩ. Một cánh hoa phượng rơi xuống vướng trên mái tóc đã chớm bạc của ông, nhưng ông cũng không buồn đưa tay lên nhặt lấy. Tôi thầm mong cánh hoa phượng rơi này sẽ giúp cho ông và những người bạn của ông chợt thức tỉnh để đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ ông và những thế hệ da màu mai sau trên đất nước Bahamas xinh đẹp này. Lát nữa đây khi đưa tay nhặt lấy cánh hoa phượng rơi trên mái tóc, ông sẽ nhìn nó kỹ hơn và nó sẽ nhắc cho ông nhớ về những mùa hè ngắn ngủi của tuổi học trò của ông. Nó sẽ giúp cho ông thêm nghị lực để đấu tranh cho những thế hệ con cháu của ông có những quãng đời học trò dài hơn của ông trong một xã hội bình đẳng.

"Cánh phượng ơi, ngày xưa ngươi đã rơi trúng đầu tôi để cứu tôi khỏi bị phạt đứng ở sân trường. Mong sao ngươi có phép nhiệm màu cứu giúp cho những người dân da màu ở đây". Tôi thầm cầu mong. "Mong sao cho mùa phượng đỏ năm nay sẽ như ngọn đuốc thắp sáng niềm tin đấu tranh cho tự do, dân chủ ở ngay chính quê hương tôi, để người dân không bị phỉnh lừa trước chút vật chất dư thừa mà bọn tư bản "đỏ" đang ban bố cho họ, để họ bằng lòng trước cuộc sống vật chất hiện tại mà quên đi có những thứ quan trọng hơn trong cuộc sống: Đó là một xã hội tự do và dân chủ khi con người thật sự được làm người, được cất lên tiếng nói và viết lên những điều mình muốn viết mà không ai cấm cản hay cho là "lạc đề".

Tôi không kịp hỏi họ của ông Phil. Nhưng biết đâu vài chục năm sau khi tôi trở lại đất nước này với những đứa cháu, chắt, sẽ có một quảng trường hay một công viên nào đó được mang tên của ông. Và những công ty du lịch, những ngôi biệt thự sang trọng, những tòa nhà ngân hàng sẽ có những chủ nhân là người da đen. Lúc đó chắc chắn tôi sẽ xin chính phủ Bahamas trồng thêm một cây phượng đỏ cạnh bên bức tượng khắc tên ông, để những mùa hoa phượng đỏ mai sau có thêm nhiều ý nghĩa.

ANTHONY HUNG CAO

Hai Điều Ước

Hai Điều Ước


Hai Điều Ước

ANTHONY HUNG CAO . Việt Báo Thứ Bảy, 6/7/2008, 12:02:00 AM

Tác giả: Anthony Hung Cao
Bài số 2319-16208296-vb7070608

Anthony Hung Cao tự sơ lược tiểu sử: 38 tuổi, cư dân Nam California, công việc: nha sĩ, đang hành nghề tại Costa Mesa, Orange County. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông mang tựa đề “Con Búp Bê”, cho thấy tấm lòng của tác giả: nhìn con trẻ hạnh phúc tại Mỹ, nhớ những tuổi thơ bất hạnh ở quê cũ. Sau đây là bài viết mới nhất Anthony Hung Cao, khi trở lại với nhân vật câu chuyện của “con búp bê” đúng vào lúc nhận tin ông là tác giả được bình chọn vào danh sách chung kết 2008.


Những ngày cuối tháng Năm ở Việt Nam trời thật oi bức. Những cơn mưa đầu mùa chợt đến, chợt đi, không làm giảm bớt chút nào cái nắng vào hè. Những vũng nước nho nhỏ trên sân trường do những cơn mưa để lại, mau chóng bốc hơi tan biến vào trong ánh nắng gay gắt đang đổ xuống.
Mới cách đây mấy hôm, tôi còn lái xe đưa hai đứa con đến trường trong cái nắng dìu dịu của trời Cali như đang luyến tiếc chia tay những ngày mùa xuân đã qua để bước vào mùa hè. Tôi lái xe chầm chậm qua những con đường nở đầy hoa tím mà cách đây hai mươi năm tôi không biết tên của loài hoa này là gì.

Mùa hè đầu tiên ở Mỹ vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi với những nỗi buồn man mác vì tôi vừa rời bỏ quê hương, trường lớp, thầy cô, bạn bè để ra đi mà không biết có ngày nào trở về. Rồi cũng chính những bông hoa tím này nở đầy trong khuôn viên trường mùa hè năm đó đã giúp tôi tạm quên những kỷ niệm gắn liền với màu hoa phượng đỏ. Cũng từ dạo đó tôi đặt cho nó cái tên thân thương là "hoa phượng tím" qua những vần thơ:

Phượng đỏ ngày xưa giờ ở đâu
Xa quê man mác nỗi u sầu
Nhặt hoa phượng tím, tìm bóng cũ
Ngày về phượng đỏ, chắc còn lâu

("Phượng Tím" - Anthony Hưng Cao - Hè 1988)

Những cánh hoa tim tím theo những cơn gió nhẹ rơi vương vãi trên kiếng xe khi tôi lái qua. Một cánh hoa vô tình rơi vào trong xe. Tôi nhặt lấy nó và trong khoảnh khắc cố nhìn thật kỹ xem cánh hoa có nét nào giống những hoa phượng đỏ ngày xưa ở Việt Nam không. Tuyệt nhiên không, chẳng qua tạo hóa đã xếp đặt cho nó nở rộ đúng vào mùa hè để làm nguôi ngoai phần nào "Nỗi Buồn Hoa Phượng" của những người Việt tha hương trong đó có tôi chăng?

Trong khi tâm trí tôi đang lan man theo những kỷ niệm của mùa hè với cánh hoa phượng tím đang còn cầm trong tay, tôi chợt giật mình vì giọng nói của bé Sandy từ phía băng sau vọng lên.

-Daddy! What's flower mà con thấy bố có vẻ "like" nó quá vậy?

- À. Đây là hoa phượng tím đó con.

Tôi để cánh hoa xuống băng ghế trống bên cạnh, rồi trả lời cho bé.

- Hoa phượng tím?

Bé Sandy giương đôi mắt tròn xoe lộ vẻ ngạc nhiên với cái tên mà có lẽ lần đầu tiên trong đời nó mới được nghe. Nó quay đầu qua hỏi Daniel, thằng anh nó đang ngồi bên cạnh.

- Hoa phượng tím? Have you heard that before?

Daniel tuy chỉ lớn hơn Sandy hai tuổi, nhưng lúc nào nó cũng làm ra vẻ "anh hai". Nó nhún vai rồi lắc đầu như muốn nói nó cũng chưa nghe qua cái tên kỳ lạ này bao giờ. Xe đã đến bãi đậu xe của trường, tôi không có thời gian để giải thích cho hai con về xuất xứ của cái tên này, tuy nhiên tôi thầm nghĩ chẳng bao lâu nữa rồi hai đứa cũng sẽ biết...
*
Hôm nay tôi đang đứng giữa hai hàng phượng vĩ nở đỏ chói trong sân trường mà ngày xưa tôi đã từng theo học năm cấp hai ở đây. Bé Sandy đang nắm tay mẹ chạy tung tăng nhặt những cánh hoa phượng rơi như những xác pháo vào những ngày đầu xuân. Daniel thì có vẻ điềm đạm hơn. Không biết học được của ai, thằng bé đang nhặt những cánh hoa phượng ép vào trong quyển sách nhỏ mang theo. Chắc nó đang "sưu tầm" để mang về trường khoe với mấy đứa bạn vào năm học tới.

Tôi không giàu như Bill Gates để lặn lội đưa cả gia đình bay hơn nửa vòng trái đất, chỉ để trả lời một thắc mắc của hai đứa con về cái tên "hoa phượng tím", chẳng qua chuyến đi về Việt Nam lần này cũng là một trong những chuyến đi thiện nguyện như lần trước. Đặc biệt lần này vợ chồng tôi đã có ý định mang theo hai con về để chúng được dịp hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sống của những trẻ em ở Việt Nam, nhất là những em bé trong những cô nhi viện. Sáng hôm nay trên đường đến một trại mồ côi, xe tôi vô tình đi ngang qua ngôi trường cũ nên tôi nhờ anh tài xế xe taxi ghé lại một chút trước khi chúng tôi tiếp tục lên đường đến trại.

Thấm thoát đã gần ba năm kể từ lần cuối cùng tôi đến trại mồ côi hay còn gọi là "nhà tình thương" này. Mấy năm qua tôi cũng thường liên lạc với các sơ trong trại để phụ giúp phần nào tài chánh cho trường. Nhưng đến khi tận mắt nhìn lại khu nhà dành cho các em, tôi cảm thấy thật mủi lòng trước cảnh lụp xụp, vá víu hơn so với ba năm về trước. Đó cũng là lý do tôi thường hay quan tâm, giúp đỡ cho những trường trẻ em mồ côi ở những tỉnh xa vì tôi nghĩ những trường ở những thành phố lớn thường nhận được sự giúp đỡ khá hơn. Đặc biệt trong lần về thăm "nhà tình thương" này, tôi muốn tìm gặp lại bé Ly, cô bé mà tôi đã có dịp được gặp và viết về bé trong câu chuyện "Con Búp Bê" ngày nào. Đó là một trong những câu chuyện chỉ được viết vào những buổi tối khi hai bé Daniel và Sandy đã đi ngủ, trả lại cho tôi cái không gian yên lắng sau một ngày bận rộn ở phòng mạch và kèm cho hai đứa con chơi đàn dương cầm.

Bé Ly tính ra năm nay cũng gần 9 tuổi, bằng tuổi với bé Daniel của vợ chồng tôi. Tôi cố tình dành sự bất ngờ nên không báo trước chuyến viếng thăm của mình và cũng định bụng xem bé Ly có nhận ra tôi không sau hơn ba năm xa cách. Chúng tôi đến trong lúc các cháu đang dùng cơm trưa. Bữa ăn đạm bạc với ít rau muống xào, một chén canh và ít cá kho nhỏ. Thấy có khách đến thăm trường, các em tuy đang ăn cũng vội vã đứng dậy cúi đầu chào khách. Bỗng có tiếng đánh rơi của chiếc muỗng xuống sàn nhà và tôi cảm thấy một vòng tay nhỏ bé ôm thật chặt từ phía sau.

- Chú ơi! Cháu cứ tưởng chú không bao giờ trở lại thăm cháu nữa chứ. Cháu nhớ chú quá.

Tôi quay lại và thật xúc động khi gặp lại bé Ly. Con bé vẫn còn nhớ đến tôi dù đã gần ba năm trôi qua và khi đó nó mới lên sáu. Bé Ly nay đã cao hơn lúc trước tuy vẫn còn gầy với mái tóc đen để dài sau ót, và đôi mắt vẫn đọng những vẻ u buồn như lần đầu tiên tôi gặp. Đôi mắt u buồn lạc lõng ấy đã in đậm trong tâm trí tôi trong mấy năm qua. Và trong lúc này đây, những giọt nước mắt đang tuôn trào trong đôi mắt ấy.

- Nín đi cháu. Chú về đây rồi nè. Đừng buồn chứ. Lại đây ngồi xuống ăn hết chén cơm đi. Giỏi chú thương.

Tôi xoa đầu con bé, cố lấy giọng thật thản nhiên tuy trong lòng tôi đang nén xuống những cảm xúc nghẹn ngào.

- Cháu không ăn nữa đâu. Cháu chỉ muốn nói chuyện với chú thôi.

Bé Ly vẫn còn chưa hết khóc, nó cứ bám đôi tay bé bỏng vào chân tôi như sợ tôi bỏ đi đâu mất.
Daniel và Sandy từ nãy giờ đang giương đôi mắt tròn xoe nhìn những gì đang xảy ra trước mắt hai đứa. Hồi lâu bé Sandy ấp úng hỏi tôi:

- Daddy quen với "this girl" à?

Tôi gật đầu.

- Ừ, bố quen. Sandy có nhớ bé Ly mà có lần bố kể mẹ của Ly trước lúc mất đã mua cho Ly con búp bê không?

Sandy lắc đầu tỏ vẻ không nhớ. Daniel thì từ lúc nãy đến giờ, nó đang quan sát những đứa bé trạc tuổi hoặc nhỏ hơn nó đang ngồi ăn ngon lành những chén cơm mà thỉnh thoảng ở bên Mỹ nó còn vòi vĩnh đòi mẹ đút cho mới chịu ăn. Có một vài đứa ăn xong rồi còn nhìn quanh có vẻ như chưa no, chờ cho những đứa bé khác ăn dư thì trút bỏ vào chén của mình. Daniel lay tay mẹ, thì thầm:

- Ở đây tụi nó không có "hamburger"...

Sau giờ ăn, Sandy theo mẹ xuống nhà bếp để giúp các sơ thu dọn và rửa đống chén bát. Daniel thì nhập bọn với vài ba đứa trẻ cùng tuổi đi lang thang ra phía sau dãy nhà ăn, nơi có những cây khế, cây mận với những chùm trái non đu đưa trong gió mà bé chưa bao giờ trông thấy trước đây. Tôi xin phép một sơ đang đứng gần đó để ngồi nán lại phòng ăn trò chuyện với bé Ly. Con bé có vẻ đã qua cơn xúc động ban đầu, nó ngồi thỏ thẻ trò chuyện với tôi tuy tay nó vẫn nắm chặt lấy cánh tay tôi.

- Cháu năm nay học lớp mấy rồi? Tôi gợi chuyện.

- Dạ cháu mới học xong lớp 3. Bé Ly ngước mắt nhìn tôi, rồi hỏi:

- Cô chú ở đây được bao lâu, chừng nào chú về?

Sợ bé Ly buồn, tôi tránh câu trả lời cho cháu và cố tình bắt sang chuyện khác.

- Buổi sáng học xong, rồi buổi chiều mấy cháu làm gì sau khi ăn trưa xong?

- Dạ mấy đứa con gái thì đan giỏ xách, còn mấy đứa con trai thì phụ đóng bàn ghế. Lát nữa cháu dẫn chú xuống chỗ cháu đan giỏ để cháu khoe với chú mấy cái giỏ cháu đan đẹp lắm. Nghe mấy sơ nói đem ra bán cũng được bốn, năm ngàn đồng một cái. Hồi mới ban đầu cháu chưa quen nên làm đến cả tuần mới xong một cái. Bây giờ khoảng hai ngày cháu đan xong một chiếc. Các sơ khen cháu nhiều lắm.

Bé Ly liến thoắng kể chuyện. Đến bây giờ tôi mới để ý đến hai bàn tay của bé. Những ngón tay nhỏ nhắn đầy những vết chai sần, có những vết cắt còn chưa lành hẳn. Chắc bé đã phải cố gắng hết mình để đan những chiếc giỏ mong giúp các sơ phần nào trang trải chi phí ăn ở nơi đây. Nhìn những vết chai trên đôi tay của bé, tim tôi như thắt lại. Những đôi tay này ở lứa tuổi của bé Ly đáng lẽ chỉ để cầm những cây bút, cái cọ để vẽ nên những bức tranh của tuổi thơ hồn nhiên, xinh xắn sau giờ học hơn là phải vất vả kiếm những đồng tiền nhỏ bé bằng chính công sức của mình. Tôi nhớ lại những buổi tiệc tiếp đãi linh đình trong giới bác sĩ, nha sĩ mà vợ chồng tôi đã từng tham dự. Gần đây nhất là lần dự tiệc sinh nhật một tuổi cho một cậu "hoàng tử" mà bố mẹ đã mở tiệc tiếp đãi gần cả ngàn người trong một khách sạn sang trọng. Ước gì đó chỉ là một buổi tiệc nhỏ ấm cúng trong không khí gia đình và bạn bè thân thuộc thì một số tiền lớn có thể dành để giúp cho những ttrẻ em mồ côi như bé Ly đây không phải làm việc vất vả đến cả năm trời mà chỉ phải lo việc học hành thôi. Biết đâu những cô "công chúa" hay những cậu "hoàng tử" này sẽ nhìn cha mẹ chúng với ánh mắt thán phục và ngưỡng mộ khi chúng lớn lên và hiểu ra những việc làm từ thiện của cha mẹ chúng. Ngay cả ở trong nước, đã có biết bao nhiêu kẻ có quyền thế ăn chơi, tiêu tiền hoang phí, và thờ ơ đến những mảnh đời khổ cực của những người đồng bào của họ. Bao nhiêu du học sinh "con ông cháu cha" khi đến nước Mỹ đã vun tiền của cha mẹ họ còn hơn cả những sinh viên ở đây? Có bao giờ họ tự hỏi thân phận họ ra sao nếu chẳng may họ làm kiếp mồ côi như bé Ly đây?
Bé Ly nói tiếp, giọng con bé bỗng tràn đầy xúc động:

- Mấy hôm trước cháu đọc tin động đất ở bên Trung Quốc. Cháu thấy thật tội nghiệp cho mấy em bé mất cha, mất mẹ giống hệt như cháu. Cháu định xin phép mấy sơ cho cháu đan thêm giỏ sau giờ làm bài tập buổi tối để nhờ các sơ mang đi bán góp tiền giúp mấy em này. Không biết mấy sơ có cho không, có gì chú xin phụ với mấy sơ cho cháu nhe."

Tôi thật cảm động trước ý nghĩ chân tình của con bé. Dù hoàn cảnh của bé Ly hiện giờ cũng không khá gì hơn những em bé mồ côi do trận động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, nhưng em vẫn mở rộng lòng nhân từ của mình ra cho người khác. Tôi nhìn bé Ly rồi chợt hỏi:

- Cháu có ước muốn điều gì không, nói cho chú nghe.

Bé Ly cúi mặt xuống ra vẽ suy nghĩ, lát sau bé ngẩng lên nói.

- Cháu chỉ có hai điều ước. Điều thứ nhất, cháu muốn được đi thăm mộ của ba má cháu...

Nói đến đó, nước mắt bé Ly chợt lưng tròng. Vậy là đã gần ba năm nay bé không được ai dẫn đến thăm mộ của ba mẹ dù chỉ một lần. Ôi, thật là một ước mơ giản dị quá mà bé không dám nói cùng ai cho mãi đến hôm nay. Bé chớp chớp đôi mắt đỏ hoe nhìn tôi rồi nói tiếp:

- Đêm nào cháu cũng nằm mơ thấy má cháu về thăm. Cháu chỉ sợ nếu không đến thăm mộ của má thì má cháu sẽ giận mà không về thăm cháu nữa. Lúc đó cháu sẽ buồn lắm vì cháu sợ không còn nhớ mặt của má nữa. Cháu không có giữ một tấm hình nào của má cháu hết, chú à.

Tôi không dám nghe thêm những lời tâm sự của bé nữa vì tôi sợ tôi sẽ rơi nước mắt trước mặt con bé. Tôi vội hỏi:

- Còn điều ước thứ hai của cháu?

- Cháu muốn gặp lại con Thi. Tội nghiệp nó lắm chú ơi. Nó vô trường này sau cháu mấy tháng. Buổi tối nó nằm ngủ cạnh cháu mà đêm nào nó cũng khóc vì nhớ bố mẹ. Nó kể cho cháu nghe bố mẹ nó nghèo lắm, đi lượm ve chai. Một bữa nọ lượm được vỏ đạn cũ định cưa ra bán, mong có tiền mua sách cho nó đến trường, thì vỏ đạn nổ. Cả hai người chết một lúc. Lúc đó nó đang chơi bên nhà hàng xóm nên mới thoát chết. Tụi cháu chơi thân với nhau lắm.

- Bây giờ Thi đang ở đâu hả cháu? Tôi hỏi.

- Dạ, năm rồi có một cặp vợ chồng Mỹ đến đây tìm con nuôi. Lúc đầu họ chọn cháu đi với họ nhưng cháu khóc nhất quyết không chịu đi, sau đó họ mới bắt con Thi đi.

- Sao cháu không chịu đi? Tôi tò mò hỏi. Bé Ly ngây thơ đáp:

- Dạ, tại cháu không muốn xa má cháu. Cháu sợ nếu cháu bị đem đi chỗ khác, má cháu sẽ không biết cháu ở đâu để hàng đêm về thăm cháu. Cháu sợ phải mất má một lần nữa. Chú biết hông, cháu nghe kể má cháu sợ đi máy bay lắm. Cháu sợ nếu cháu qua Mỹ luôn, má cháu sẽ không đi máy bay được để qua thăm cháu.

Tôi nhìn bé Ly thật tội nghiệp nhưng không biết nói gì. Không biết giải thích sự thật cho bé hiểu hay để tâm hồn trong sáng thơ ngây của bé có được một sự an ủi bởi một niềm tin dại khờ, như những trẻ con ở Mỹ vẫn háo hức mỗi khi Giáng Sinh về, để hồi hộp chờ đợi ông già Santa Clause sẽ mang quà đến cho chúng. Thôi thì có lẽ một ngày nào đó bé sẽ hiểu ra...

- Ngày con Thi rời trại, nó khóc quá chừng chú ơi. Buổi tối hôm trước khi chia tay, hai đứa tụi cháu ôm nhau khóc suốt đêm không ngủ được. Nó nói nó sẽ ráng về thăm cháu nếu ba mẹ nuôi cho phép. Cháu cũng hứa với nó nếu có phép màu nhiệm nào đó, cháu sẽ đến thăm nó. Chú biết hông, cháu tặng con búp bê của cháu cho nó rồi. Cháu biết nó thích con búp bê này lắm vì mỗi khi cháu lấy con búp bê ra chải đầu cho nó, nó thường ngồi kế bên và ước gì mẹ nó cũng mua cho nó một con búp bê như vậy. Cháu thấy tội nghiệp nó quá nên cháu cho nó. Đêm nào cháu cũng nhớ đến con Thi, nhưng cháu cũng nhớ đến con búp bê của má cháu nữa...

Tôi nghe mắt mình cay xè. Phía sau dãy nhà có tiếng lao xao của đám trẻ đùa giỡn đang trèo lên hái những trái khế non. Tôi chợt giật mình vì có kiếng kẻng báo đã hết giờ nghỉ trưa và tụi nhỏ phải tập trung về phía bên dãy nhà làm việc. Bé Ly kéo tay tôi đứng dậy đi về phía đó. Lúc đi ngang qua dãy phòng ngủ tập thể nơi có kê chiếc giường nhỏ của bé Ly, bé Ly bảo tôi đứng đợi rồi chạy vội vào bên trong. Lúc bé trở ra, đôi mắt bé mở thật to chứa đựng một niềm vui khi bé đưa tay khoe tôi chiếc giỏ xinh xắn do bé đan.

- Chú biết hông. Cái giỏ này đẹp nhất trong mấy cái cháu đan đó. Cháu phải xin mãi mấy sơ mới cho cháu giữ lại. Cháu định khi nào có dịp đi thăm mộ của má, cháu sẽ mang theo để tặng cho má...
Buổi chiều hôm đó, tôi xin sơ phụ trách chỗ làm việc của các em cho phép chúng tôi dẫn bé Ly đi thăm mộ của ba mẹ cháu. Tôi muốn giúp bé thực hiện điều ước thứ nhất của bé.

Cũng vẫn con đường quốc lộ, những rừng cao su trồng thẳng tắp với những dòng nhựa trắng đã khô quánh vào buổi chiều. Đâu đó thấp thoáng những bóng trẻ con rình rập chờ cơ hội để trộm ít mủ khô đã ngả sang màu đen lẫn với cát bụi ở dưới những gốc cây cao su, để mang đi bán. Chút mủ cây cao su đen dư thừa như tương lai đen tối của các em, dù phía trên cao kia là bạt ngàn một màu xanh của những tàn lá cao su, màu xanh của một tương lai tươi sáng hơn mà các em chắc không bao với tới.

Tôi không muốn viết lại nhiều về chi tiết cảnh bé Ly đến thăm mộ cha mẹ, vì tôi sợ tôi sẽ không cầm được nước mắt, nhưng cái hình ảnh ốm o của con bé ngồi bên cạnh hai nấm mộ, thủ thỉ những lời tâm sự của nó với người mẹ đã khuất và tỉ tê khoe với má của nó về chiếc giỏ đan, có lẽ sẽ mãi mãi theo tôi đến hết cuộc đời.

Trên đường trở về trại, chuông điện thoại của tôi chợt reo. Thằng bạn thân ở Cali báo cho tôi tin vui là bài viết "Con Búp Bê" đã được chọn vào trong 12 giải chung kết năm nay. Thật là một sự tình cờ ngẫu nhiên. Tôi chợt nảy ra ý định sẽ dành số tiền thưởng để tặng cho trại mồ côi của bé Ly. Mong rằng món quà này sẽ giúp cho những đôi tay nhỏ bé như của bé Ly bớt đi những chai sần và những vết sước đau buốt.

Hôm nay tôi có một niềm vui nho nhỏ là đã thực hiện điều ước thứ nhất cho bé Ly. Còn điều ước thứ hai của bé, không biết đến khi nào tôi có thể thực hiện.

ANTHONY HUNG CAO

Bức Tường Trên Cánh Đồng Xanh

Bức Tường Trên Cánh Đồng Xanh

Giữ Lấy Mùa Xuân

Giữ Lấy Mùa Xuân

Mưa Saigon, Mưa Cali

Mưa Saigon, Mưa Cali

Món Quà Giáng Sinh

Món Quà Giáng Sinh


Món Quà Giáng Sinh
ANTHONY HUNG CAO . Việt Báo Thứ Ba, 12/11/2007, 12:02:00 AM
Tác giả: Anthony Hưng Cao
Bài số 2172-1964-739vb2101207
*
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: 38 tuổi, cư dân Nam California, công việc: nha sĩ, đang hành nghề tại Costa Mesa, Nam California. Bài đầu tiên của Anthony Hung Cao viết về nước Mỹ là "Con Búp Bê", một câu chuyện cho thấy tấm lòng của người viết: nhìn con trẻ hạnh phúc tại Mỹ, nhớ những tuổi thơ bất hạnh ở quê cũ. Bài viết thứ ba của ông dành cho mùa Giáng Sinh đang tới vẫn với tinh thần ấy.
*
Chỉ còn lại một mình Long ngồi trên bãi cỏ gần lối pick-up nơi phụ huynh thường dừng xe đón con sau giờ tan học.

Sân trường Bolsa Grande vài phút trước đây còn vang tiếng cười đùa lẫn với những tiếng "bye" hay "see you later"của đám học sinh trung học trước khi chui vội vào những chiếc xe hơi đang đậu sẵn hoặc rảo bước đi bộ về nhà nếu nhà chúng không quá xa trường. Long theo học ở trường này cũng gần được một năm kể từ lúc Long theo bố mẹ qua Mỹ theo diện H.O. Dù nhà ở xa trường, Long đã nhiều lần xin mẹ được đi bộ về nhà để khỏi làm phiền đến má, nhưng má Long vẫn chưa cho vì sợ không an toàn. Ba Long thì làm assembly ở hãng điện tử trên Los Angeles đến tối mịt mới về. Má Long tuy làm gần hơn nhưng lại chưa có bằng lái xe nên hàng ngày má phải nhờ cô bạn làm chung ở shop may tiện lúc lái xe đi mua cơm "chỉ" để dành cho buổi ăn chiều, ghé ngang trường đón Long luôn thể. Hôm nay chắc cũng như mấy lần trước, má của Long và cô bạn chắc phải ở lại trễ để may hết đống quần áo cho chủ shop đem đi giao. Giáng Sinh sắp đến nên hàng về nhiều và bận rộn hơn.

Nhìn món quà đang cầm ở trên tay, Long nhớ lại buổi tiệc Giáng Sinh nho nhỏ do thầy Johnson vừa tổ chức cho lớp của nó. Cách đây một tháng, thầy thông báo về buổi tiệc Giáng Sinh với phần "gift exchange" mà lúc mới nghe Long còn bỡ ngỡ không biết là cái gì. Long nhớ hồi còn ở Việt Nam không có cái tiết mục "rút tên đổi quà" này. Ở Mỹ có cái trò này cũng hay vì nó tiết kiệm tiền cho những đứa học trò nghèo, chỉ phải lo mua quà cho một đứa nào đó được rút trúng tên mà thôi. Thầy Johnson ra qui định là mỗi phần quà không quá 20 đô la, và mỗi đứa viết vào mảnh giấy 3 món quà mà mình thích để người tặng có thể chọn ra một trong ba. Không ai được tiết lộ mình bắt trúng tên của người nào để cho tăng thêm phần hồi hộp và bất ngờ lúc đổi quà.

Kể từ lúc rút trúng tên của Bill, Long phân vân không biết nên chọn món quà gì để mua cho nó. Long không thân với Bill lắm mặc dù Bill cũng là người Việt Nam, nhưng nó nói tiếng Việt không rành. Bill thường hay tụ tập với vài đứa Việt nam khác trong lớp để làm thành một băng quậy phá nhất trong trường. Không tháng nào mà Long không thấy một trong mấy đứa tụi nó phải lên "trình diện" ở phòng hiệu trưởng. "Kỷ niệm" đầu tiên của Long với Bill là ngày đầu tiên mới nhập học, Bill đã khệnh khạng đi tới giả bộ bắt tay để chào Long.

- Hey, chào ông..."Dài".

Cả đám Việt Nam được dịp cười ngặt nghẽo chỉ trừ mấy đứa Mỹ không hiểu gì cho đến khi tụi nó được giải thích chữ "Long" dịch qua tiếng Việt có nghĩa là "Dài". Kể từ đó Long có một biệt hiệu là "Long Dài", với đủ thứ cách phát âm lơ lớ chữ "Dài" của tụi bạn một cách vô tình hay ác ý. Biết mình mang thân phận của "ma mới" không thể tránh khỏi cảnh bắt nạt của tụi "ma cũ", nên Long phải cố nhịn, nếu không, nó sẽ chọc lại thằng Bill là "Bill Hoá Đơn" cho bỏ ghét. Tuy nhiên, chỉ gần một năm với thành tích học tập xuất sắc của Long đã làm cho đám "ma cũ" phải nhìn nó bằng con mắt nể sợ lẫn khâm phục.

Lần này trời xui đất khiến, Long rút trúng mảnh giấy của Bill với chỉ một hàng chữ vỏn vẹn "You know what I want!". Làm sao Long biết nó muốn gì, chẳng nhẽ hỏi nó thì kỳ.

Thay vì xin má cho tiền để mua quà, Long năn nỉ má để phụ cắt chỉ đống quần áo mang về từ shop may để dành tiền mua quà. Gần đến ngày "gift exchange", Long cũng để dành được hơn 20 đô la để mua quà. Năm nay Cali có vẻ lạnh nên Long nghĩ không có món quà nào ý nghĩa hơn là mua một cái áo ấm sweater cho Bill. Long nghĩ chắc Bill sẽ rất vui khi nhận được một món quà đầy ý nghĩa được mua bằng chính những đồng tiền dành dụm được từ những đêm Long thức thật khuya để ngồi cắt chỉ đống quần áo. Trong buổi tiệc mừng Giáng Sinh hôm nay ở cuối giờ học, cả đám học trò ồn ào, hồi hộp mở món quà của mình ra và để xem ai là người cho quà. Long để ý xem phản ứng của Bill ra sao khi nhận được quà của mình. Long chỉ thấy Bill hững hờ nhét chiếc áo sweater vào cặp, miệng lẩm bẩm với mấy đứa bạn đứng cạnh:

-Not cool! I thought everyone knew I like games.

Bill đang bực mình vì nó tưởng nó sẽ nhận được một cái game mới. Long cảm thấy như có một cái gì dâng lên trong lòng làm cổ họng nó đắng chát. Long không buồn mở món quà Giáng Sinh ai đó tặng cho mình. Long chợt nghĩ đến món quà Noel mà ngày xưa nó tặng cho Tân, với bao nhiêu kỷ niệm khi còn ở Việt nam chợt hiện về...
*
Những buổi trưa hè ở Việt nam thường hay nóng bức. Thỉnh thoảng những cơn gió thổi qua làm cuốn theo những đám bụi mịt mù. Long lấy tay quẹt bụi bay vào mắt. Thằng Tân đi bên cạnh nó cứ bước xăm xăm như chẳng coi mấy đám bụi ra gì. Long quen Tân từ hồi còn học ở lớp 3 trường Chánh Hiệp B. Thắm thoát mà đã mấy năm trôi qua kể từ lúc thằng Tân với nước da ngăm đen vì sạm nắng, nhoẽn cái miệng cười lộ hàm răng súng hết hai cái răng cửa của nó, đến làm quen với Long để mượn cái bình mực. Rồi hai thằng quen với nhau lúc nào cũng không hay.

Nhà Long ở giữa con dốc Nhị Tì đỗ dài đến tận Suối Giữa, còn nhà thằng Tân ở đầu dốc, giữa cái xóm mà người ta quen miệng gọi là xóm "Cạy Dăm". Tiếng là xóm nhưng thật ra chỉ khoảng chừng vài chục căn nhà được dựng tạm bên con đường quốc lộ số 13. Tân không nhớ từ lúc nào ở ngay Mũi Tàu có một trạm "kiểm lâm" được dựng ra để kiểm tra gỗ chở lậu ngang qua đây. Trạm nằm giữa con đường quốc lộ nơi bắt đầu chia ra hai nhánh, một chạy thẳng ra chợ Bình Dương rồi nối tiếp lên Chợ Búng, Cầu Ngang, còn phía bên kia mà người ta quen gọi là đường "xa lộ" chạy về hướng Sài Gòn.

Từ lúc có trạm kiểm lâm, xóm "Cạy Dăm" cũng dần dần được hình thành. Dân từ những nơi khác đến cũng có, mà dân ở quanh đây cũng có, tập hợp lại thành cái xóm này. Nguồn sinh sống chủ yếu của họ là tranh thủ cạy những vỏ cây mà người ta gọi là "dăm" từ những chiếc xe chở gỗ, hay còn gọi là xe "be", từ những vùng núi xa xôi chở những cây gỗ về, để bán làm củi thay cho than hay gỗ. Những chiếc xe be này phải dừng lại ở trạm kiểm lâm để kiểm tra xem có chở quá số gỗ quy định hay không trước khi được cho phép lăn bánh tiếp về thành phố hoặc những xưởng chế biến gỗ. Không ai biết được có bao nhiêu vụ hối lộ cho nhân viên kiểm lâm đã xãy ra ở đây. Có nhiều khi những chiếc xe này do không đủ giấy tờ hợp lệ phải đậu lại vài ngày đến cả đoàn mấy chục xe đổ dài từ Mũi Tàu đến con Suối Giữa. Mỗi khi có những chiếc xe chở gỗ dừng lại là xóm của Tân chộn rộn hẳn lên. Long từng chứng kiến cảnh hàng chục người với chiếc "xà beng" trên tay đổ ra từ khu xóm để chạy theo những chiếc xe trước khi chúng dừng hẳn lại. Có người đứng dưới đất, có người leo lên những chiếc thang tre để cạy những lớp vỏ cây quăng xuống đất. Tiếng cãi vả, tranh giành từng khúc cây một để cạy lấy vỏ, tạo nên một khung cảnh rất ồn ào, hổn độn, diễn ra hàng ngày trước mắt bọn trẻ như Long và Tân. Xóm "Cạy Dăm" đã ra đời như thế đó.

Tuy cách nhau chỉ vài trăm mét nhưng Long và Tân như sống trong hai thế giới hoàn toàn khác nhau. Khu xóm bên Long ở có nhiều nhà tường với mái ngói đỏ. Còn Tân ở với má nó trong khu xóm dựng tạm với những vách nhà đóng bằng vỏ cây và những mái tranh. Ba Tân mất khi nó còn bé. Có một lần trong lúc đi bộ đến trường, Tân kể cho Long nghe về ba nó:

- Má tao nói ba tao ổng đi lính quốc gia, rồi bị bắn chết. Hồi tao còn nhỏ, má tao nói ổng thương tao lắm. Mỗi lần được về phép là ổng thường mua kẹo cho tao. Ước gì ổng còn sống...

Tân bỏ ngang câu chuyện. Mắt nó nhìn đâu đó thật xa xăm. Không biết có phải tại những bụi dăm bay vào mắt nó không mà Long thấy mắt thằng Tân long lanh. Long biết Tân lì lắm. Nó không thấy thằng Tân khóc bao giờ. Nhà có hai mẹ con, những lúc xe be không về, nhà không có vỏ cây để bán, nó phải nhịn đói khi đi học.

Long có đông anh em, nhưng nó thương thằng Tân như anh em ruột của nó. Tân cũng vậy. Nó biết Long vốn ốm yếu nên nó không để đứa nào bắt nạt Long. Có lần đám anh em con Nga ở xóm Mũi Tàu định ỷ đông bắt nạt Long, Tân nhảy vào can thiệp liền. Thằng Sơn, anh con Nga, học trên mấy lớp, ỷ lớn con hơn đòi dọa đánh Long. Tân biết Long cầm chắc cái... thua trong tay nên nó nói :"Để tao đánh thế cho, Long". Tan học, cả đám kéo ra vườn cao su phía sau trường để làm bãi đấu. Long ôm cặp dùm Tân để cho nó được rảnh tay rảnh chân. Cả đám học trò quây thành vòng tròn để Tân và thằng Sơn tỉ thí. Thằng Sơn cao hơn Tân cả một cái đầu làm Long lo cho thằng bạn nó quá. Nhưng có lẻ thằng Sơn con nhà giàu ít có vận động tay chân nhiều nên chỉ sau ít phút quơ tay múa chân nó đã nằm bẹp dí trên đống lá cao su khô, bị thằng Tân xiết cổ giơ tay xin thua. Long mừng quá đãi bạn luôn một ly cối nước mía. Nó không uống liền mà chỉ xin cô Ba bán nước mía đổ vô bịch cho nó. Sau này Long mới biết nó đem về cho má nó uống.

Hết cấp I lên cấp II, mấy lần hàng phượng vĩ bên hông trường nở đỏ rực là hai đứa thật nôn nao đợi đến mùa bế giảng. Đến lượt Long trổ tài dẫn thằng Tân đi bắt dế. Phải năn nỉ dữ lắm ba má Long mới cho đi. Đợi cho qua hết mấy cơn mưa đầu mùa hạ, cỏ xanh bắt đầu mọc lún phún là Long lội bộ lên xóm của thằng Tân rủ nó đi bắt dế về đá. Lội qua gò mã Nhị Tì, băng qua mấy đám ruộng mới đến khu gò mã Ông Lân. Long nghe đồn ở đây dế lửa đá "bách chiến, bách thắng" nên mới dẫn thằng Tân qua tuốt đến bên này. Cái thằng coi "chì" vậy mà sợ ma. Long núp sau mấy đám bông sứ mới nở trắng thật thơm sau mấy cơn mưa đầu mùa, giả làm tiếng ma hú làm thằng Tân bỏ chạy vắt giò lên cổ. Long phải rượt theo sợ nó bỏ chạy mất. Bắt xong mấy con dế bỏ vào lon sữa bò, sau khi đã đục thủng mấy cái lỗ cho dế thở, hai đứa ngồi bệt trên thành mã ngó về hai khu xóm của hai đứa.

Nắng chiều đang dần buông, những làn khói bếp đang tỏa nhẹ trên những mái nhà đang mờ nhạt dần trong làn sương ẩn hiện trông như trong một bức tranh vẽ. Khu xóm của Long có nhiều nhà đã mở đèn điện. Xa hơn một chút nữa là khu xóm của thằng Tân loe lét một vài ngọn đèn dầu. Có ai biết trong một trong những ngôi nhà ấy, có má của Tân đang vét những hạt gạo cuối cùng cố nấu cho nó được một chén cháo. Mấy ngày hôm trước má nó đã phải ăn khoai mì đào được ở xung quanh nhà. Tiếng mấy con dế trong lon gáy te te làm hai đứa giật mình cười vang cả khu mộ. Những nụ cười thơ ngây, hồn nhiên như khỏa lấp những mảnh đời cơ cực đang ẩn hiện quanh đây. Tân đưa tay chỉ một ngôi mộ hoang ở gần đó, nó bảo Long:

-Tao chỉ mong sau này tao chết không phải nằm đơn độc một mình như vầy.

Long lấy tay bụm miệng Tân lại, rồi la nó:

- Mày nói bậy không à. Ở đây linh lắm, đừng nói giỡn...

Một luồn gió lạnh đâu đó thổi tới làm hai đứa chợt rùn mình. Long kéo tay thằng Tân ra về.
Rồi hết mùa phượng nở, những cánh bông phượng đỏ thắm ngày nào giờ đây đã biến mất để thay cho những trái điệp dài treo lủng lẳng trên cây. Giã từ những buổi trưa hè, lội suối bắt cá, những buổi chiều đi bắt dế, những buổi sáng sớm lội qua những bờ ruộng bẻ trộm những trái ổi, trái chôm chôm của hàng xóm, Tân và Long lại rảo bước trên con đường quốc lộ số 13 quen thuộc để đến lớp.
Một ngày trôi qua là thêm một ngày bình thường nữa lại sắp đến đối với Long, nhưng nó đâu để ý thấy Tân ngày càng trở nên đăm chiêu hơn. Những cơn gió bớt bay bụi dăm vào mắt Long vì những chuyến xe be ít về hơn trước. Người ta đã đốn hết những cây gỗ to nên những chuyến xe về thưa thớt sau này thường chở theo những cây gỗ nhỏ hơn. Xóm cạy dăm thưa dần. Người người bỏ xóm quá giang theo những chiếc xe be để lên những khu rừng xa với hy vọng cạy được nhiều vỏ cây hơn để bán. Thằng Tân ngày càng ốm đi.

Cũng như phần lớn những người dân trong khu xóm, Tân vẫn thường theo má nó đến ngôi nhà thờ trắng bên kia xóm đạo vào những ngày Chủ nhật. Hằng năm cứ đến dịp lễ Giáng Sinh, khi chiếc lồng đèn ngôi sao thật lớn được thắp sáng trên nóc nhà thờ bên cây thánh giá là cả xóm thay những bộ đồ mới nhất để chuẩn bị đi lễ. Tân thường rủ Long đi cùng dù biết rằng Long không có đạo. Mùa Noel năm rồi, Tân rũ Long:

-Mày đi với tao tới nhà thờ cho vui.

Thấy nó năn nĩ quá Long cũng muốn đi với nó một lần cho biết. Long để ý thấy Tân nấn ná chờ mọi người đi hết rồi nó mới đi. Long tò mò hỏi sao nó không đi một lượt với mọi người cho vui. Tân buồn buồn một lúc, rồi nói tại nó không có quần áo đẹp để mặc như mọi người. Đến lúc này Long mới để ý thấy Tân vẫn thường hay mặc mỗi một chiếc áo sơ mi carô đã phai màu. Nó nói nó thích đến mùa Giáng Sinh để cầu nguyện có một bộ quần áo mới để mặc đón Tết luôn. Vậy mà ông già Noel chưa mang đến cho nó được một bộ đồ nào. "Ôi ước mơ của nó thật bình thường quá", Long xúc động nghĩ. Long vội quay mặt đi để thằng Tân không thấy mắt nó đỏ hoe. Long giả bộ nói bụi bay vô mắt rồi khoác vai thằng bạn đến nhà thờ.

Năm đó hai đứa lên lớp tám. Cô Chung dạy môn thể dục nổi tiếng "dữ" nhất trường, phụ trách lớp tụi nó. Đến giờ thể dục là cả một cực hình đối với lớp của Tân và Long. Thay vì được ra sân, cô Chung bắt cả lớp ngồi lại trong lớp trong khi cô lúi húi ghi chép gì đó ở trên bàn. Cô rất ghét tiếng ồn nên cô bắt đứa nào nói chuyện trong lớp là phải lên đứng trước lớp thục dầu 50 cái.

"Nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò"! Một tiếng đồng hồ ngồi im lặng không được nói chuyện làm sao cả đám học trò chịu nổi. Long quay sang thì thào vài câu với thằng Tân, định rủ nó giờ chơi ra phá ông bán kẹo kéo ở trước trường, một thằng giả bộ nói chuyện với ổng, còn một thằng nhân lúc ổng không để ý nhấc yên sau xe đạp ổng cho cao lên vì ổng hay có tật kéo kẹo kéo dài từ thùng kẹo tới đất. Cô Chung bỗng ngừng viết và ngẩng đầu lên. Cả lớp cảm thấy như có một luồn gió lạnh vừa thổi qua.

-Em nào mới nói chuyện đó?

Ánh mắt cô nhìn xoáy vào mặt Long. Long thường ngày có tiếng là mặt trắng trẻo, môi đỏ như con gái mà Tân thấy bây giờ chỉ còn lại một... màu xanh như tàu lá chuối má nó trồng ở sau hè. "Nó mà bị bắt thục dầu chắc có nước chết". Tân nghĩ thầm trong bụng. Tân bỗng đứng dậy trước con mắt ngạc nhiên của Long.

-Dạ thưa cô, em...

-Lên đây!

Cô Chung quát lên. Thằng Tân líu ríu bước lên trước lớp. Long thấy thương nó quá, trông nó ốm yếu hơn bao giờ hết. Nó muốn nói gì đó với Tân, với cô Chung, nhưng cái sợ làm cho nó không mở miệng được. Long chỉ còn nghe lờ mờ tiếng cô Chung đếm cho thằng Tân thục dầu. Đến tiếng thứ 30, thằng Tân có vẻ mệt nhọc, lảo đảo. Thục dầu thêm được 5 cái nữa, nó bỗng té nằm xuống sàn xi măng của lớp. Cả lớp nhốn nháo. Cô Chung hoảng hốt kêu lớp trưởng chạy báo thấy hiệu trưởng. Rồi thì dầu xanh, dầu cù là được mang đến tới tấp. Long chỉ ngồi lặng người nhìn thằng bạn nằm bất động với nước mắt lưng tròng. Có đứa nào đó nói nhỏ bên tai của nó:

-Thằng Tân nhịn đói đi học mà còn bị thục dầu nên nó mới bị xỉu.

Long nói thầm trong nước mắt:

-Tao có lỗi với mày quá, Tân ơi.

Một lúc sau thằng Tân mới tỉnh hẳn, có đứa nào đó chạy về báo cho má nó biết. Má Tân vội vã chạy đến trường để dẫn nó về. Trước khi về nó còn ngó Long cười một cái như không có chuyện gì xảy ra.

Đám bạn học thật ác miệng. Chẳng bao lâu sau, Tân có thêm biệt hiệu là Tân "xỉu". Long cảm thấy thật có lỗi với Tân trong chuyện này nên nó ra sức can ngăn đám bạn đừng trêu chọc Tân nữa, nhưng cũng chẳng ăn thua gì. Tân có vẻ mắc cỡ và tủi hổ với cái tên mới này.

Mấy tháng trôi qua, bữa hôm đó Long đến rủ thằng Tân đi học như thường lệ, nhưng không có ai ở nhà. Nhìn qua tấm ván gổ đóng hờ nay đã rớt xuống, Long thật mũi lòng khi thấy hoàn cảnh nhà của Long tiêu điều quá mà bấy lâu nay nó không để ý đến. Long định bụng sẽ thưa với ba má cho Long dành tất cả số tiền mà bấy lâu nay nó để dành trong con heo đất để mua cho Tân một bộ quần áo mới, để Tân khỏi tủi hổ với bạn bè và chòm xóm. Nghĩ đến Giáng Sinh năm nay thằng bạn nó sẽ thật vui khi nhận món quà Noel, và hai đứa cùng nhau đi dự lễ trong đêm Noel trong bộ quần áo mới làm Long cũng vui lây với ý nghĩ đó. Long miên man suy nghĩ mà chân bước đến trường lúc nào cũng không hay. Long tưởng Tân đã đến trường rồi vì đôi khi thằng bạn nó nghịch ngợm đu theo xe be đến trường trước. Vậy mà cả buổi học chẳng thấy bóng dáng thằng Tân đâu. Long bồn chồn mong cho mau hết giờ học để chạy về coi có chuyện gì xảy ra cho thằng bạn của nó không. Má của Tân đang ngồi phơi lại đống vỏ cây bị ướt sau cơn mưa đêm qua khi nó chạy tới ngõ nhà Tân.

-Tân có nhà không, thưa bác?

Long hỏi trong hơi thở hổn hển. Má Tân lắc đầu buồn bã nói:

-Tân nó theo xe be lên rừng rồi cháu. Bác không cho, mà nó cứ nhất quyết muốn nghỉ học một thời gian để lên trên đó kiếm mớ dăm đem về bán để phụ bác ăn Tết. Nó nhờ bác đưa cái này lại cho cháu.

Má của Tân vào trong nhà rồi trở ra với cuốn tập. Long cầm cuốn tập trắng trong tay mà nước mắt nó cứ chực dâng trào. Nó biết thằng Tân quý cuốn tập này lắm. Có lần nó khoe với Long là nó để dành cuốn tập đến cuối năm nay để làm quyển lưu bút. Nó sẽ cho Long là đứa đầu tiên được viết trong quyển lưu bút này. Vậy mà Tân bỏ lớp, bỏ cả Long để lên tận nơi đâu. Long biết trên đó "rừng thiêng, nước độc" dễ bị sốt rét lắm.

Từ sau bữa đó, Long như cái bóng mỗi ngày lũi thũi đến trường rồi lội bộ về nhà một mình. Ngày nào có thằng Tân đi bên cạnh líu lo đủ mọi chuyện chẳng mấy chốc đã đến nhà. Giờ đây con đường từ nhà đến trường đối với Long sao mà dài quá chừng. Còn thằng Tân thì đi đến mấy tháng cũng chưa thấy về, nó chỉ nhờ người quen quá giang xe be đem số vỏ cây mà nó cạy được ở trên rừng mang về cho má nó bán.

Còn mấy ngày nữa đến Giáng Sinh, Long đập bể con heo đất đếm được mấy trăm ngàn đồng. Long đón xe ngựa ra tới chợ Bình Dương để mua cho Tân một bộ quần áo mới. Ngắm tới ngắm lui một hồi cho đến khi cô bán hàng nhìn nó với ánh mắt xoi mói xen lẫn nghi ngờ, nó mới chọn được một cái áo carô màu xanh và cái quần tây cho thằng Tân. Đến lúc này cô bán hàng mới nhoẻn miệng cười duyên với nó.

-Cháu mua cho ai mà lựa kỹ vậy?

Nó lắc đầu không nói. Đếm lại số tiền không đủ để đi xe ngựa về, nên Long đành lội bộ về nhà. Hai bên phố chợ nhà nào cũng nô nức chuẩn bị đón Noel với những chiếc lồng đèn ngôi sao thật đẹp được treo ở phía trước nhà. Đi bộ hết cái dốc Cầu Ông Đành, Long đã bắt đầu thấy mệt. Nó thấy tội nghiệp cho mấy con ngựa đang kéo xe chạy ngang qua mặt nó, phải ì ạch kéo xe lên dốc, lại còn bị mấy bác tài quất roi lia lịa.

Sắp đến nhà Tân, Long linh cảm như có một chuyện gì chẳng lành vừa xảy ra. Trước nhà thằng Tân, một số người đang đứng lố nhố. Mấy đứa nhỏ hàng xóm hiếu kỳ đang đứng nhón chân dòm qua cửa sổ. Má thằng Tân đang ngồi trên chiếc tấm ván duy nhất kê trong góc nhà nơi thằng Tân thường hay ngủ, thút thít khóc. Một anh thanh niên từng ở trong xóm "Cạy Dăm" trước đây, nhìn thấy Long đang đứng sững sờ, anh kéo nó ra phía sau nhà Tân. Giọng còn chưa hết xúc động, anh kể lại:

- Tân nó làm việc chăm chỉ lắm, còn nhỏ mà cạy được một đống vỏ cây định quá giang xe be mang về bán và thăm má nó trong dịp Giáng Sinh nầy. Nhìn bên ngoài thấy nó "chì" như vậy, nhưng thỉnh thoảng nhiều đêm nằm cạnh anh ở những cái lán dựng tạm trong rừng, anh thấy nó khóc thổn thức. Nó nói nó nhớ má, nhớ trường, nhớ bạn bè...Nó hay nhắc đến em, nó sợ không có nó bên cạnh, mấy đứa khác sẽ ăn hiếp em... Mấy đêm trước trời mưa nên tối nó ngủ lại dưới gầm xe be để trú mưa. Chắc thằng Tân mệt quá ngủ quên nên đêm khuya xe be lăn bánh mà không biết có nó ở bên dưới nên cán qua người nó. Mấy chủ xe be khác thấy xác nó vào buổi sáng nên vội mang đi chôn ở chổ nào đó trong rừng để phi tang. May nhờ một anh lơ xe be tốt bụng kể lại cho anh biết. Anh mới theo xe về báo tin cho má thằng Tân hay...

Long nghe như sét đánh ngang tai. Gói quà Giáng Sinh nó mua cho thằng Tân ở trên tay rớt xuống đất lúc nào cũng không hay. Long nói thầm trong nước mắt:

-Vậy là mày bỏ tao đi thật rồi hả Tân? Ai biểu ngày xưa ở khu mã Ông Lân mày ăn nói bậy bạ làm chi mà bây giờ phải gởi thân xác nơi nấm mộ hoang nào? Làm sao mày mặc được bộ đồ mới bây giờ hả Tân?
*
Mấy đêm sau ngày đổi quà giáng sinh tại trường Bolsa Grande, Long nằm mơ. Trong giấc mơ nó thấy thằng Tân chui lên từ nấm mộ hoang trong khu Mả Ông Lân. Thằng Tân mặc bộ đồ mới của Long mua trông thật bảnh trai. Nó không chịu ở lại mà cứ đòi trở về ngôi "nhà" dưới đất của nó mặc cho Long cố gọi tên nó.

Long giật mình tỉnh giấc giữa đêm khuya. Ngoài kia tiếng chuông nhà thờ đang đổ những hồi dài báo sắp đến giờ Chúa sinh ra đời.

ANTHONY HUNG CAO

Con Búp Bê

Con Búp Bê

Con Búp Bê

ANTHONY HUNG CAO . Việt Báo Thứ Năm, 9/20/2007, 12:02:00 AM


Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ bằng một bài viết giản dị nhưng xúc động. Câu chuyện cho thấy tấm lòng của người viết: nhìn con trẻ hạnh phúc tại Mỹ, nhớ những tuổi thơ bất hạnh ở quê cũ. Tác giả Anthony Hung Cao tự sơ lược tiểu sử: 38 tuổi, cư dân Nam California, công việc: nha sĩ, đang hành nghề tại Costa Mesa.


Tuy mới tròn năm tuổi, bé Sandy cũng biết háo hức chờ cho đến giây phút đó. Khi người khách cuối cùng rời khỏi buổi tiệc sinh nhật của bé, Sandy chạy vội đến bên đống quà mừng sinh nhật để mở những gói quà. Tôi ngồi xuống bên cạnh bé để thu nhặt những mảnh giấy gói quà vứt bừa bộn xung quanh. Khi được món quà gì mình thích, Sandy hớn hở khoe:


“Daddy! Look what I got!" với nụ cười thật xinh khoe những chiếc răng bé xíu.


Tôi thấy có một con búp bê thật xinh của ai đó tặng cho bé bị vứt sang một bên một cách hững hờ. Bé Sandy có lẽ đang thích thú với những món đồ chơi điện tử mới mà bé vừa được tặng. Tôi thầm nghĩ chỉ vài ngày nữa thôi, đống đồ chơi mới này rồi cũng bị vứt vào một xó xỉnh nào đó trong căn phòng tràn ngập những thứ đồ chơi khác. Như bao nhiêu trẻ em khác lớn lên ở nước Mỹ đầy mọi thứ tiện nghi, vật chất, các em được bố mẹ chiều chuộng và dễ dàng nhàm chán vói những thứ mình có.


Cầm con búp bê trên tay, tôi chợt nhớ đến bé Ly, một cô bé thật đáng thương trong trại mồ côi mà tôi có dịp được tâm sự với em trong một lần viếng thăm trại mồ côi mấy năm về trước.


. . .
Năm đó bé Ly vừa lên 4 tuổi. Nó còn nhớ mang máng trước lúc ba má nó dẫn tay nó trao cho dì Tâm, nó đã òa khóc và cứ bám chặt lấy tay mẹ. Má Ly vừa lau nước mắt cho nó vừa dỗ dành.


“Nín đi con. Má hứa sau chuyến này đi buôn về, má sẽ mua cho con một con búp bê."


Đó cũng là lần cuối Ly được má nó ôm vào lòng. Chuyến đi buôn hàng trên chiếc xe đò chở hành khách định mệnh đã cướp đi cuộc đời của ba má nó. Một bác qua đường trong khi cố giúp lôi những người hành khách còn sống sót dưới chiếc xe bị lật đã nhìn thấy người đàn bà tay vẫn còn ôm chặt một con búp bê trong tay với lời trăn trối cuối cùng:


“...Nhờ bác... trao lại... cho.... con gái tôi...".


Con búp bê với mái tóc vàng hoe và đôi mắt tròn xoe đã trở thành món đồ chơi mà bé Ly luôn mang theo bên mình. Nó còn quá nhỏ để thấu hiểu nỗi đau mất mẹ, mất cha. Những lúc nhớ má, Ly thường hỏi dì Tâm, người em gái duy nhất của má nó, sao má nó đi buôn lâu quá không thấy về. Dì Tâm chỉ biết vuốt tóc nó rồi cất giọng an ủi:


“Con ráng ăn ngoan, ngủ giỏi rồi má con về..."


Hết ngày này qua ngày khác, chiều nào bé Ly cũng ẵm con búp bê ra đầu ngỏ với hy vọng sẽ trông thấy ba má của nó bước xuống từ một trong những chiếc xe đò đổ lại ở quán nước bên kia đường, nơi những bác tài xế và các chú lơ xe thường tạt vào uống vài ba ly nước hay mua dăm ba gói thuốc. Bao nhiêu đêm bé Ly đã từng nằm mơ thấy má nó về và ôm choàng lấy nó vào lòng. Nó giật mình choàng tỉnh và chỉ thấy con búp bê trong tay. Nó cất tiếng gọi khẻ " Má ơi! Con nhớ má lắm", rồi nằm khóc thổn thức một mình trong đêm.


Ngày tháng trôi qua, bé Ly linh cảm như một điều gì đó đã xảy ra cho ba má mình. Nó gặng hỏi dì Tâm mãi làm đôi lúc dì cũng phải gắt lên với nó. Bé Ly để ý thấy dạo gần đây dì Tâm có những cử chỉ khác lạ. Thỉnh thoảng có một người đàn ông lạ mặt đến bàn tính với dì điều gì đó. Có một lần nó núp phía sau vách và nghe lỏm bỏm vài câu dì Tâm nói với người đàn ông nọ:


“Thân tôi chỉ có một mình... Nếu bán đi căn nhà nầy cũng đâu đủ số cây cho dì cháu tui... Thiệt tui cũng không biết tính làm sao nữa..."


Rồi nó nghe tiếng thở dài và tiếng thút thít khóc. Khi nó nghe tiếng bước chân từ sau cửa phòng bước ra, nó ôm con búp bê chạy vội ra phía sau hè.


Mấy ngày hôm sau, một buổi sáng Ly còn đang ngủ sau một giấc mơ khi nó thấy má nó trở về. Lần nầy trong giấc mơ, má nó có vẽ gầy hơn trước. Mái tóc đen mượt của má nó mà ngày xưa nó thường thích cầm chiếc lược chải đầu cho má và ước ao ngày nào lớn cũng có mái tóc như vậy, bây giờ trông thật xác xơ như những chiếc rễ tre bé Ly thấy mọc bên hàng rào xung quanh nhà. Ánh nắng mặt trời chiếu qua cái lỗ hổng ở trên mái nhà dừng lại trên khóe mắt của bé Ly còn sót lại một vết nước mắt đã khô. Chắc hẳn tối hôm qua nó đã khóc thật nhiều khi trông thấy vẽ tiều tụy của má nó. Dì Tâm lay nó dậy, rửa mặt rồi đón xe cho hai dì cháu ra đến chợ Búng. Ngôi chợ nhỏ mà ngày xưa thỉnh thoảng ba má của Ly có chở nó đi ngang qua. Ghé vào chợ, dì Tâm ghé tiệm quần áo mua cho nó vài bộ đồ mới, xong dì dẫn nó đến gánh bún riêu ở phía trước chợ. Lâu lắm Ly mới co dịp được ăn ngon như vậy. Di Tâm không ăn gì, chỉ ngồi nhìn ngắm nó ăn. Lúc ăn sắp xong, dì nói:

"Ly ăn xong đi rồi dì dẫn cháu đến thăm ba má cháu."


Nghe nói được đi thăm ba má, bé Ly bỏ tô bún riêu đang ăn giữa chừng và đòi đi ngay. Chiếc xe đò men theo con đường quốc lộ, chạy ngang qua những rừng cao su đang thay lá, rồi đổ lại ở một con dốc. Bé Ly không biết mình đang ở đâu, chỉ thấy xung quanh một vùng đất đỏ, lác đác những ngôi mộ hoang. Nó hỏi dì Tâm ba má nó ở đâu, nhưng chỉ thấy dì chỉ hai nấm đất với những ngọn cỏ xanh còn chưa phủ kín. Dì Tâm lấy trong giỏ ra vài nén nhang và quì xuống bên cạnh một nấm đất trong lúc bé Ly còn đang ngơ ngác chưa hiểu gì. Trong tiếng gió chiều và tiếng chuông cổ leng keng của mấy con trâu gặm cỏ gần đó, nó nghe tiếng dì Tâm nói trong nước mắt:


“Em thật có lỗi với chị... xin chị hãy phù hộ cho cháu..."


Đó cũng là lần cuối cùng bé Ly còn được ở bên cạnh dì Tâm. Trong chuyến xe đò về, nó không được về nhà dì mà được chở thẳng đến một nơi mà nó chưa bao giờ đến trước đó. Trên tấm bảng dựng phía trước khu nhà, nó bập bẹ đánh vần được mấy chữ "Nhà Tình Thương". Một bà sơ có khuôn mặt hiền lành nắm tay nó dẫn qua dãy hành lang. Nó bước đi sợ sệt trước những đôi mắt của những đứa trẻ, có những đứa bằng tuổi nó, có đứa lớn hơn đang soi mói nhìn nó. Nó ôm ghì lấy bọc quần áo mà dì Tâm mới mua từ lúc sáng và con búp bê mà nó đã dấu kỹ trong đó. Nó thoáng thấy một thằng bé cỡ hơn một tuổi đang cố dang tay với lấy một con búp bê nhàu nát ai đó đã treo trên tường. Thằng bé cố nhướng người nên mất thăng bằng ngã xuống trên nền nhà. Nó khóc ré lên, nhưng mấy dì sơ khác đang bận cho mấy đứa khác ăn cơm chiều nên chẳng ai rảnh để dỗ thằng bé.


Bé Ly càng ôm chặt cái bọc quần áo hơn. Nó cảm thấy một niềm hạnh phúc dâng trào vì nó biết dù má nó đang ở đâu đó thật xa, má nó vẫn thương và đã lo mua cho nó con búp bê nầy. Chắc má nó không muốn thấy cái cảnh nó phải kiễng chân để với tìm một tình thương mà có lẽ bao nhiêu đứa trẻ bất hạnh như nó sẽ không bao giờ tìm lại được.


Tối nay nó sẽ chải lại mái tóc của con búp bê như ngày nào nó vẫn chải cho má nó. Nó sẽ ôm con búp bê vào lòng rồi thiếp đi trong giấc mộng với hai tiếng gọi "Má ơi!”


. . .
Tôi chỉ mong rằng bé Sandy của tôi cũng như bao em bé khác một ngày nào đó sẽ đọc được hay nghe cha mẹ kể những mẩu chuyện như của bé Ly để các em hiểu và trân trọng những gì mình đang có.



ANTHONY HUNG CAO

Những Mùa Xuân Mới

Những Mùa Xuân Mới ANTHONY HƯNG CAO . Việt Báo Thứ Sáu, 1/23/2009, 12:00:00 AM
Những Mùa Xuân Mới

Tác giả: Anthony Hưng Cao, Bài số 2513-16208590 vb612309

Anthony Hung Cao tự sơ lược tiểu sử: 38 tuổi, cư dân Nam California, công việc: nha sĩ, đang hành nghề tại Costa Mesa. Là tác giả đã nhân giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008, Hưng Cao đã góp thêm nhiều bài viết đặc biệt. Bài gần nhất của ông là “Cô Bé và Bọn Buôn Người”, một truyện đã gây nhiều xúc động. Bài sau đây là chuyện tác giả đi tìm cô bé trong câu truyện đã viết.


***Những dòng chữ trong email tôi nhận được mấy hôm trước từ chị V. Nguyễn chuyển qua một người bạn vẫn còn làm cho tôi xúc động. Sau khi đọc xong "Cô Bé và Bọn Buôn Người" đăng trên Việt báo online, chị V. Nguyễn kể trong email là chị đã "bàng hoàng, không ngờ thế giới này còn có những con người bất hạnh như bé Hậu.” Và chị thiết tha mong được đóng góp để phụ một tay với chương trình của hội Hagar này. Tôi cho chị địa chỉ của hội Hagar để chị có thể liên lạc trực tiếp với họ. Sau khi bài viết được phổ biến, chị Lệ ở tòa soạn Việt Báo cho biết có nhiều độc giả thăm hỏi, để lại số điện thoại liên lạc và nói là sẵn sàng chia sẻ với những cô bé bất hạnh như Hậu. Tôi rất cảm động trước những tấm lòng nhân từ của những người Việt nơi đây, đồng thời cũng cảm thấy như mắc một "món nợ" trước những lời thăm hỏi về cuộc sống hiện tại của cô bé Hậu trong câu truyện. Vì thực ra chính bản thân tôi cũng không biết gì nhiều hơn ngoài câu chuyện kể của anh bạn. Tôi cũng không biết gì hơn về Cam Bốt, ngoài những câu truyện, những cuốn phim kinh hoàng kể lại thời diệt chủng của Pol Pot. Chính vì vậy, tôi thấy tự mình phải có lần tới thăm tận nơi đã xẩy ra câu chuyện...

Máy bay đáp xuống phi trường Phnom Penh trong cái nắng chói chang của miền khí hậu nhiệt đới. Không được tiếp giáp nhiều với đại dương như Việt Nam, nên khí hậu ở Campuchia có phần khắc nghiệt hơn. Tháng 11 đang là mùa khô ở đây nên hiếm có những trận mưa rào đễ làm dịu bớt đi cái nắng như thiêu đốt. Cầm trên tay mảnh giấy ghi địa chỉ của một số nơi cần đến liên quan đến hội Hagar, tôi quyết định sẽ đến gặp để tìm hiểu thực tế về hoàn cảnh học hành, cuộc sống cũng như sinh hoạt của các em đang được bảo trợ bởi hội Hagar. Tôi muốn dành một sự bất ngờ nên không thông báo trước về chuyến viếng thăm của mình. Địa chỉ đầu tiên mà tôi tìm đến là trung tâm After Care của hội Hagar. Đây thật ra chỉ là một ngôi trường thu nhỏ với vài phòng ốc mà hội thuê mướn với sự tham gia giảng dạy thiện nguyện của một số thầy cô người Campuchia. Ngôn ngữ các em học ở trường là tiếng Khme, với một vài giờ học tiếng Anh.

*Chương trình After Care:

Khi tôi bước vào văn phòng tiếp khách của trung tâm, cô thư ký mà tôi đoán cũng là nhân viên thiện nguyện đứng dậy chắp tay niềm nở đón chào. Tôi cho cô biết lý do tôi đến đây. Thoáng chút phân vân, cô bảo tôi ngồi chờ để cô đi lục hồ sơ với cái tên của cô bé Hậu mà tôi vừa trao cho cô trên mảnh giấy.

- À, đây rồi!

Cô reo vui khi tìm được hồ sơ của bé Hậu. Chắc là cô sợ tôi đã phải nhọc công lặn lội đến đây mà phải về không. Quay sang tôi, cô cất giọng buồn buồn bằng tiếng Anh mang nặng âm sắc của người Khme.

-Rất tiếc là cô bé này không còn ở đây nữa. Em lớn tuổi hơn qui định của trung tâm, vả lại trung tâm không còn đủ chỗ nữa. Chúng tôi chỉ có thể giữ em ở đây một thời gian ngắn đến khi tìm được gia đình nhận nuôi em. Chúng tôi đã làm hồ sơ chuyển em đến đó rồi. Tuy nhiên, nếu ông muốn đi tham quan một vòng ở trung tâm After Care này, tôi sẽ hướng dẫn cho ông đi.

Theo cô cho biết, chương trình After Care này do hội Hagar thành lập từ năm 2005 để giúp đỡ cho những bé gái từ 4 đến 13 tuổi. Các em là những nạn nhân trực tiếp của bọn buôn người hoặc bị lừa bán vào những động mãi dâm. Ngoài việc giúp các em học hành, chương trình còn giúp chỗ ăn ở lâu dài cho những em không thể trở lại sống với gia đình. Hội Hagar có nhân viên giúp tư vấn (counseling), chăm sóc y tế và đặc biệt là giáo dục, như là một phương tiện để giúp các em làm lại cuộc đời. Thật cảm động khi chứng kiến có những em chỉ chừng 4-5 tuổi sống ở đây, được hội nuôi dưỡng và tạo ra một môi trường vui khỏe và lành mạnh, để giúp các em quên đi những ấn tượng hãi hùng về cuộc sống trong quá khứ. Môi trường mới sẽ giúp các em thực hiện những ước mơ và hoài bão của mình như những thiếu nữ khác ở ngoài đời. Vì hoàn cảnh tài chính khó khăn trong hiện tại, các em người Campuchia và Việt Nam phải sống và học tập chung với nhau. Tuy nhiên hội Hagar cũng dự định sẽ thành lập một nhà riêng dành cho những trẻ em bị bán từ Việt Nam sang đây, vào cuối năm nay, nhằm giúp các em được giáo dục đễ không quên nguồn cội của mình. Thật là một cử chỉ cao đẹp của hội và người thành lập ra nó, vì thông thường dưới ánh mắt của người Tây phương, "trẻ em châu Á nào cũng giống như nhau".

Tôi theo cô đến lớp học mà trước đây cô bé Hậu đã có thời gian học ở đây. Thầy giáo phụ trách lớp còn rất trẻ. Khoảng gần 30 em lễ phép đứng dậy cúi đầu chào khi tôi bước vào lớp. Chả bù cho những lúc ở bên Cali, thỉnh thoảng khi tôi có dịp tạt ngang vào lớp học, bọn trẻ chỉ "trơ mắt ếch" ngồi nhìn. Không biết đến bao giờ mới có cảnh "tiên học lễ, hậu học văn" như vầy. Trở lại phòng tiếp khách của trung tâm After Care, tôi cám ơn cô gái đã hướng dẫn cho tôi biết thêm về chương trình After Care và cho tôi địa chỉ mới của cô bé Hậu cũng như về chương trình Foster Home Program.

* Foster Home Program:

Chương trình Foster Home được thành lập nhằm khuyến khích những gia đình có khả năng có thể bảo lãnh để nuôi các em. Các em được sống trong những gia đình theo nhóm nhỏ hơn, thay vì phải sống chung với rất nhiều em khác ở trung tâm. Bằng cách này, các em nhận được tình thương và sự chăm sóc của những người "cha, mẹ" mới mà các em tưởng như đã không bao giờ có thể tìm lại được. Phần lớn khoảng 3 đến 4 em ở chung trong một gia đình và các em thường là anh chị em ruột đã từng bị gia đình ruồng bỏ. Tôi nghe kể về cô Soth Sam Arth, thường được gọi với cái tên trìu mến là "má nuôi". Cô đã nhận lãnh nuôi các em từ hội Hagar trong hơn 5 năm qua và đã nuôi dưỡng hơn 50 em trong khoảng thời gian ấy. Thông thường cô nuôi dưỡng cho đến khi các em trưởng thành và có thể sống tự lập được. Lúc tôi đến, cô đang nuôi 10 em từ 4 đến 16 tuổi. Trong số đó có 3 đứa trẻ bị câm và điếc nên cô Sam Arth phải học cách nói chuyện bằng tay để có thể giao tiếp với 3 cháu này. Hằng ngày cô nấu ăn cho cả gia đình, giúp các cháu làm bài tập và luyện tập thánh ca. Niềm vui lớn nhất của cô là chăm sóc cho các cháu, như cô thổ lộ:

-Tôi thích đọc truyện cho các cháu vì tất cả các cháu rất thích được nghe những câu truyện, và đây cũng là một cách tốt để giúp các cháu tâm sự và qua đó tình cảm giữa tôi và các cháu càng bền chặt hơn.

Lần đầu tiên khi nghe về hội Hagar và biết hội rất cần người để phụ một tay nuôi giúp các em, mà phần lớn phải trải qua những đắng cay tủi nhục từ những động mãi dâm, cô Sam Arth rất xúc động và cảm thông với những gì các em tuy tuổi còn rất trẻ đã phải trải qua. Cô cho biết thêm:

-Không phải lúc nào nuôi nấng các em cũng dễ đâu, vì mỗi em có một hoàn cảnh riêng. Nhiều lúc chỉ biết cầu xin ơn trên phù hộ cho mình có thêm sức mạnh và nghị lực để vượt qua.

Nghe những lời tâm sự từ đáy lòng của người phụ nữ có trái tim nhân hậu như cô Soth Sam Arth, tôi càng thêm ngưỡng mộ và khâm phục cô.

*Ngôi nhà bên hồ Tonle Sap:

Xốc lại chiếc "balô" trên vai, sau khi đã nhiều lần hỏi thăm và lang thang qua nhiều con đường xa lạ, tôi đứng trước một con đường đất nhỏ chạy thoai thoải dẫn ra một bờ hồ mà sau này tôi biết có tên là hồ Tonle Sap. Cuộc hành trình đi tìm nhân vật chính của câu truyện dường như sắp sửa đến hồi kết thúc, nhưng tôi lại chợt phân vân chùn bước, vì tôi chợt nghĩ không biết sẽ giới thiệu tôi là ai, đến đây với mục đích gì, khi tôi gặp lại cô bé Hậu. Tôi sẽ nói gì với cháu vì lẽ dĩ nhiên cháu chưa bao giờ đọc câu truyện của tôi, cũng như chưa biết gì đến một người đàn ông xa lạ từ đâu đó đến tìm hiểu về cuộc sống của mình. Nếu cháu hỏi về đứa em gái đã lâu không gặp của cháu ở Việt nam thì tôi không biết phải trả lời ra sao. Nhưng thôi đã lỡ đến đây thì tùy cơ ứng biến. Tôi nhủ thầm trong lòng rồi mạnh dạn bước đến gõ cửa ngôi nhà cất đơn sơ bên cạnh bờ hồ. Gió lay nhẹ những chùm trái trông giống như trái dâu treo lủng lẳng trên những nhánh cây phía trước nhà. Tiếng chó sủa làm tôi giật mình. Có tiếng người đàn ông xua đuổi con chó, rồi tiếng dép bước về phía cửa. Trước mặt tôi là một người đàn ông khoảng hơn 60 tuổi, ông có nước da nhăn nheo trên khuôn mặt rám nắng của người dân chài sống lâu trên vùng sông nước. Hàm răng đã rụng quá nửa khiến cho ông trông có vẻ già hơn. Theo như giấy tờ tôi có thì ông L. có cái họ của người Campuchia, nên khi ông nheo nheo mắt nhìn tôi rồi cất giọng hỏi bằng tiếng Việt làm tôi sững sốt vui mừng.

-Dạ thưa ông kiếm ai? Tôi xưng tên sau khi cúi đầu đáp lại cái chắp tay chào của ông và cất tiếng hỏi:

-Dạ thưa ông có phải là ông L. không?

-Dạ tui đây.

Ông trả lời, rồi nhìn tôi với ánh mắt tò mò.

-Dạ cháu được hội Hagar cho địa chỉ của ông và cho biết gia đình ông đang nuôi cháu Hậu. Cháu có người bạn bên Mỹ có quen biết với cháu Hậu trước đây. Hôm nay cháu đến để tìm hiểu thêm về hội Hagar và hoàn cảnh sống của các cháu..., nếu không có gì làm phiền ông?

-Ồ thì ra anh là nhà báo. Mời anh vô nhà chơi. Các cháu đi học cũng sắp về rồi.

Tôi theo chân ông vào nhà, vừa đi vừa mỉm cười với cái nghề mới "nhà báo" mà tôi vừa được nhận. Tôi thì có nước "báo nhà" thì đúng hơn. Ông rót mời tôi chén nước trà trong cái ấm cũ mà đã lâu tôi không có dịp nhìn thấy loại này. Căn nhà mộc mạc, đơn sơ với vài bộ ván cũ kỹ, chiếc tủ thờ được bày trí như bên Việt Nam. Trừ cái tủ sách còn khá mới đặt ở góc nhà, bên cạnh chiếc võng treo lủng lẳng giữa hai cột nhà, tất cả căn nhà toát lên vẻ mộc mạc, đơn sơ. Không để tôi kịp hỏi, ông vui vẻ kể bằng một giọng chất phát của người miền Nam, tuy hơi mang âm hưởng một chút của tiếng Khme vì có lẽ ông sống ở đây đã khá lâu.

-Gia đình tui đến đây lập nghiệp từ năm 1975 đến giờ, sau khi "tụi nó" vô. Dân Việt Nam mình bỏ nước đến đây lập nghiệp cũng nhiều, họp với nhau lại để bảo vệ lẫn nhau vì người bản xứ ở đây lúc đầu cũng không ưa gì người mình. Dân mình ở đây phần lớn sống bằng nghề đánh cá. Con cái của vợ chồng tui cũng lớn hết rồi nên tụi nó ra riêng mần ăn. Vợ chồng già ở nhà hiu quạnh nên tình cờ có nghe đồn hội Hagar có tìm người giúp đỡ cho bọn trẻ, nên tui bàn với bã lãnh vài đứa về nuôi. Dù sao mình cũng là người Việt với nhau. Thấy tụi nhỏ bị bán qua đây tội nghiệp quá. Như cháu Hậu nè, đã mấy năm rồi không được ăn cái Tết nào. Tôi nói với bã Tết năm nay nhớ gói thêm bánh tét, bánh chưng, trước cúng ông bà, sau đễ tụi nhỏ có dịp nếm lại hương vị Tết ngày xưa...

Giọng ông đều đều như một người cha đang ngồi kể một câu chuyện cổ tích. Tự nhiên tôi có cảm giác thật gần gũi với ông như tôi đã gặp và quen biết ông từ lâu lắm.

-Anh cứ ngồi chơi, bà nhà tui đi đón tụi nhỏ chắc cũng sắp về rồi.

-Dạ, xin phép được hỏi chứ cô chú nhận nuôi mấy cháu? Cô chú có được nhận trợ giúp gì thêm từ chính phủ hay của hội Hagar không? Tôi tò mò hỏi.

-Tụi tui cũng nhận lệ phí tượng trưng từ hội thôi. Mình nuôi tụi nhỏ không phải vì tiền, mà chủ yếu cho tụi nó có chỗ nương tựa để được học hành mà nên người. Nhà cũng nhỏ thôi nên vợ chồng chỉ đủ sức nhận bốn cháu.

-Cháu Hậu có hay tâm sự gì nhiều với cô chú không?

Tôi đỡ tách nước vừa được châm thêm từ trên tay ông và gợi chuyện.

-Hậu lúc đầu nó nhát lắm. Cứ ngồi co ro một chỗ. Bà nhà tui phải dỗ ngọt nó hoài nó mới đỡ sợ và nói chuyện nhiều hơn. Cũng may có con Quyên cùng trang lứa với nó, nên hai đứa hay thì thầm to nhỏ chuyện trò với nhau. Hai đứa kia nhỏ hơn nên tụi nó ít nói chuyện với nhau. Hình như bã và tụi nhỏ về kìa.

Theo tay ổng chỉ, tôi nhìn ra phía con đường dẫn vào cổng ngôi nhà, xa xa có dáng một người đàn bà và bốn cô gái. Tôi cùng ông bước ra phía trước sân nhà để đón mọi người. Các cháu thấy khách lạ đến nên chắp tay chào hỏi. Tôi nghe ông nói nhỏ với bà:

-Có anh nhà báo từ bên Mỹ đến thăm. Bà dọn cơm cho sấp nhỏ và mời anh ở lại ăn cơm luôn nhe.

Nếu không biết đây là một gia đình "bảo trợ" thì tôi cứ ngỡ đây là một mái ấm gia đình với cha mẹ và bốn cô con gái như bất cứ một gia đình bình thường nào khác. Các cháu cười nói rất hồn nhiên. Không biết có phải tại có khách lạ hay không, mà bà có vẻ ít nói. Bà ngồi bên cạnh nồi cơm, luôn tay đơm những bát cơm đầy cho bọn trẻ, rồi thỉnh thoảng gắp đồ ăn bỏ vào chén của tụi nhỏ. Ông thì nhân có "khách nhà báo" đến thăm, nên khui chai rượu ngâm thuốc rắn gì đó mời tôi cụng ly. Nhìn cảnh gia đình đầm ấm bên bữa ăn, lòng tôi lâng lâng những niềm cảm xúc lẫn lộn. Vui cho các cháu ở đây nhưng thương thay cho bao nhiêu em bé gái khác không có được cái diễm phúc này. Cơm nước xong, các cháu phụ bà dọn dẹp bát đĩa. Có lẽ ông biết ý nên ông gọi Hậu đến căn dặn:

-Chú ở bên Mỹ qua thăm. Con dẫn chú ra bờ hồ chơi đi, để chú cháu có dịp nói chuyện. Con để mấy cái chén dĩa đó cho mấy em con làm được rồi.

Hậu "dạ" nhỏ, rồi quay sang hỏi tôi bằng một giọng thật tự nhiên.

-Chú mới đến đây lần đầu hả chú? Để cháu dẫn chú ra bờ hồ chơi nhe. Ngoài đó cảnh đẹp lắm.

Hậu với tay lấy chiếc nón rơm đội vào đầu rồi dẫn tay tôi đi. Trái với những điều tôi lo nghĩ, cô bé có vẻ tự tin và hoạt bát, tuy trong ánh mắt phảng phất một nỗi ưu buồn. Vừa đi cô bé vừa liếng thoáng trò chuyện.

-Uổng quá, nếu chú tới đây sớm hơn một vài tuần chú sẽ coi được "Hội Nước" ở đây. Chú biết "Hội Nước" là gì không?

Tôi lắc đầu tỏ ý không biết. Hậu kể tiếp.

-Cháu nghe ông kể, cứ vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, khi con sông Tonle Sap chảy ngược về hướng nam từ hồ Tonle Sap này về lại sông Mê Kông thì người ta mở "Hội Nước" ăn mừng. Có cả đua thuyền vui lắm chú... -Cháu biết sông Mê Kông chảy tiếp về đâu không?

Tự nhiên tôi buột miệng hỏi, để rồi sau đó cảm thấy ân hận với câu hỏi không đúng lúc của mình, khi nghe câu trả lời của Hậu.

-Dạ cháu biết. Sông chảy đến Việt Nam, rồi tách thành hai nhánh thành sông Tiền và sông Hậu.

Giọng của Hậu chợt trầm xuống. Tôi cũng cảm thấy thật buồn khi hai tiếng "sông Hậu" thốt ra từ miệng cô bé, với đôi mắt chợt long lanh. Tôi tự trách mình chưa làm "nhà báo" mà đã lắm chuyện như vậy, chỉ sợ gợi nhớ lại một mãnh đời u buồn của con bé. Nhưng Hậu chợt nói tiếp:

-Chú biết ngày xưa nhà cháu ở bên sông Hậu không?

Tôi miễn cưỡng gật đầu.

-Ừ, chú có nghe kể sơ về hoàn cảnh của cháu. Thôi chuyện qua rồi, cháu đừng buồn nhe. Chú xin lỗi đã làm cho cháu nhớ nhà...

Tôi vụng về an ủi con bé.

-Dạ, không sao đâu chú. Cháu quen rồi. Chỉ thỉnh thoảng lúc ra ngồi chơi ở bờ sông, cháu buồn khi nghĩ đến mẹ. Chỉ tội nghiệp cho mẹ mất khi cháu còn nhỏ quá.

Giọng Hậu lại trầm xuống. Tôi chỉ sợ con bé khóc nấc lên thì tôi không biết phải làm sao. Nhưng Hậu vẫn nhìn tôi với đôi mắt ráo hoảnh, rồi nói tiếp bằng một giọng thật cương quyết:

-Nhưng cháu không muốn trở về bên đó đâu chú. Cháu chỉ muốn ở lại đây với ông bà và mấy em thôi. Cháu muốn được đi học vì ngày xưa cháu đâu có được đi học như bây giờ. Chú nói với hội đừng bắt cháu đi chỗ khác nghe chú. Ủa, mà sao mặt chú buồn hiu vậy?

-Vậy hả? Chú không có sao đâu cháu.

Tôi lúng túng đáp. Hậu hồn nhiên nói tiếp:

-Hồi nãy chắc chú đã gặp con Quyên phải không? Mấy bữa trước nó kể chuyện của nó cho cháu nghe. Chắc chú là nhà báo nên chú thích viết lắm phải không? Để cháu kể cho chú nghe nhé...

* Chuyện của Bé Quyên:

Lúc mới lên 13 tuổi, mẹ của Quyên đã bán cô bé cho những kẻ dắt mối buôn người với giá $300 đô la. Có những đêm nằm cạnh Hậu, Quyên đã rưng rưng nước mắt tâm sự. "Chị biết không, em luôn có cảm giác mình như một bông hoa bị dẫm nát, như một con bươm bướm đã chết rồi," khi mà hàng ngày Quyên bị ép phải tiếp đến 9-10 gã khách làng chơi.

May mắn cho Quyên là sau đó cô bé được hội Công Lý Quốc Tế (International Justice Mission) cứu thoát. Quyên được đưa tới một nơi an toàn để được giúp đỡ và sau đó được đưa đến hội Hagar theo chương trình After Care. Phải mất đến hơn 2 năm sau Quyên mới lấy lại được sự tự tin và bắt đầu làm bạn với những người bạn mới và những nhân viên tận tâm của hội Hagar. Trước khi được đưa ra ngoài sống với gia đình của cô chú L., chương trình After Care của hội Hagar đã giúp nâng đỡ về tinh thần cho cô bé và Quyên được đến trường học mỗi ngày. Quyên học hành rất chăm chỉ. Có nhiều đêm cô bé phải học dưới ánh đèn dầu lù mù vì ở Phnom Penh thường hay bị cúp điện. Thầy cô giáo ở trường rất ngạc nhiên về kết quả học tập tiến bộ của Quyên. Như có một thầy đã nhận xét:

-Quyên là đứa học trò giỏi nhất lớp dù trước đây Quyên chưa bao giờ được đến trường, cho đến khi cô bé được đưa đến chương trình After Care này.

Lúc thường Quyên hay nhút nhát, sợ hãi nhưng cô bé lại là một con người rất giàu tình cảm. Khi đứng trước tòa án, chỉ cách hai kẻ trước đây đã từng bán cô chừng vài thước, cô lại thương xót cho thằng bé mới lên 5 tuổi, con của một trong hai tên buôn người. Sau đó cô tâm sự với một nhân viên cán sự: "Cháu tội nghiệp cho thằng bé đó quá. Ba nó vô tù thì không biết ai sẽ chăm sóc cho nó."Dù bị mẹ bán đi, nhưng Quyên lúc nào cũng mong được giúp đỡ mẹ vì mẹ của Quyên bị nhiễm HIV. Từ lúc được cứu ra đến nay, Quyên chỉ gặp lại mẹ có một lần.... . .


Thêm một câu chuyện thương tâm mà tôi vừa được nghe. Còn biết bao nhiêu câu chuyện mà tôi chưa được nghe hay nhân vật chính trong những câu chuyện đó sẽ không có bao giờ có cơ hội để kể. Dù sao cũng xin được cám ơn Hậu về câu chuyện của một người bạn mới của cô bé. Tôi biết tôi sẽ không có đủ ngôn từ để thay mặt những cô bé đáng thương như Hậu, như Quyên,v.v. viết lên hết những lời tri ân đến với hội Hagar, từ ông Pierre Tami, người thành lập hội, đến những nhân viên thiện nguyện, những ân nhân đã và đang ngày đêm lo từng miếng cơm, giấc ngủ, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tinh thần, chăm lo việc học hành và đào tạo tay nghề, hỗ trợ phần pháp lý (legal support) cho các trẻ em để truy tố bọn buôn người và bọn lợi dụng trẻ em ra trước công lý. Quan trọng hơn nữa là việc tìm kiếm một mái ấm gia đình đễ các em có được chỗ dựa tinh thần qua chương trình Foster Home Program & Community Based Foster Care. Còn biết bao nhiêu công việc ý nghĩa khác mà hội Hagar đã và đang cố gắng thực hiện bằng những cố gắng từ những kinh phí do hội tạo ra hay do sự đóng góp của những ân nhân từ khắp nơi trên thế giới. Tôi không thể không tri ân những người đã mở rộng vòng tay cho các em một mái ấm gia đình mới như chị Soth Sam Arth, cô chú Lim Sok, cô chú L.,v.v...

Không bao lâu nữa mùa xuân sẽ trở về với cái Tết cổ truyền ở quê nhà. Tết ở đất nước Campuchia này bắt đầu trễ hơn ở Việt nam, từ ngày 13 đến 15 tháng 4, khi mùa gặt đã xong. Cũng như bao trẻ em khác ở xứ chùa Tháp này, năm nay Hậu và Quyên sẽ đón năm mới muộn màng hơn người Việt chúng ta. Dù sao muộn cũng còn hơn không. Xin cám ơn hội Hagar đã đem lại cho các em những mùa xuân mới.

Anthony Hưng Cao